Trong các trường hợp nhập khẩu phân bón thì cần đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu và làm mẫu giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là gì?
– Mẫu giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là mẫu giấy với các nội dung và thông tin vè đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gửi lên cơ quan thẩm quyền xem xét
Mẫu giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là mẫu giấy được lập ra để ghi chép về việc đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký kiểm tra, thông tin chất lượng phân bón… Mẫu được ban hành theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN NHẬP KHẨU
(Có giá trị đến ngày …… tháng …… năm ……)
Kính gửi: …………..(1)
Địa chỉ: ……
Điện thoại:…… Fax:……
Tổ chức, cá nhân: ……
Địa chỉ: ……
Điện thoại:……… Fax:……
Đăng ký kiểm tra chất lượng phân bón sau:
STT | Tên phân bón | Mã số phân bón (nếu có) | Loại phân bón | Khối lượng | Nhà sản xuất | Ngày sản xuất | Hạn sử dụng | Xuất xứ | Ghi chú |
Đăng ký kiểm tra lô hàng nói trên tại địa điểm (địa điểm, sơ đồ kho lưu chứa phân bón để kiểm tra):
………………………………………………………………………………………….
Hồ sơ kèm theo gồm có:
– Hợp đồng số: ………………………..
– Hóa đơn số: …………………………
– Vận đơn số: …………………………
– Danh mục hàng hóa: ………..………
Giấy phép nhập khẩu (đối với loại phân bón yêu cầu giấy phép): ……………….
– Phiếu kết quả thử nghiệm của nhà sản xuất (nếu có): ………………………….
– Giấy tờ khác (nếu có): ………………..
Chúng tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật:
1. Tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ;
2. Giữ nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm đăng ký trên và xuất trình hàng hóa cùng hồ sơ Hải quan để ………(1) thực hiện việc kiểm tra chất lượng lô hàng này;
3. Chỉ đưa hàng hóa vào sản xuất, buôn bán, sử dụng khi được ……. (1) cấp
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
Vào sổ đăng ký số:
…….., ngày …… tháng ….. năm …..
(Ký tên, đóng dấu)
…., ngày ….. tháng …… năm …….
TỔ CHỨC NHẬP KHẨU
(Đại diện tổ chức)
(Ký tên, đóng dấu)
(1) Tên cơ quan kiểm tra nhà nước.
3. Hướng dẫn làm Mẫu giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
– Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu giấy như trên
– Ghi (1) Tên cơ quan kiểm tra nhà nước.
– Đăng ký kiểm tra chất lượng phân bón gồm:
– Ghi đầy đủ các hồ sơ kèm theo
– TỔ CHỨC NHẬP KHẨU (Đại diện tổ chức) (Ký tên, đóng dấu)
4. Thông tin pháp lý liên quan
4.1 Nhập khẩu phân bón:
Tại Điều 19. Nhập khẩu phân bón
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định tại Điều 44 và Điều 46 Luật Trồng trọt.
2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Trồng trọt thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp (trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) cho cơ quan Hải quan:
Như vậy việc nhập khẩu phân bón phải tuân thủ theo quy định về nhập khẩu trong các trường hợp đã quy định như trên về Nhập khẩu phân bón. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định, Trường hợp ủy quyền nhập khẩu theo quy định, Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp (trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) cho cơ quan Hải quan
4.2. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón:
Tại Điều 20. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón:
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm:
– Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);
– Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);
– Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);
–
2. Trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Nhập khẩu phân bón phải được Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón phải được thực hiện theo các quy định trên đây
4.3. Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm:
– Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản chụp các giấy tờ sau:
2. Trình tự kiểm tra và lấy mẫu như sau:
– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan kiểm tra nhà nước quy định tại khoản 4 Điều này;
– Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Lấy mẫu kiểm tra chất lượng.
Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế của phân bón theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng chưa được chỉ định cho các phòng thử nghiệm trong nước thì cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón xem xét chấp thuận kết quả thử nghiệm chất lượng của nhà sản xuất.
– Thông báo kết quả kiểm tra.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu
– Chế độ miễn giảm kiểm tra được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.
– Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng. Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này đối với phân bón được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên.
– Trong thời gian áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nhà nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều này. Cơ quan kiểm tra chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo tần suất quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Trường hợp không lấy mẫu kiểm tra chất lượng, trong thời hạn 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Hồ sơ và trình tự đề nghị miễn giảm kiểm tra theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
– Trong thời hạn áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón có văn bản thông báo ngừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra.
4. Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn.
Theo đó thì việc kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu phải có đầy đủ các Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu như đã nêu trong điều Điều 21. Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu như trên. Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu, hướng dân làm Mẫu giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu mới nhất và các thông tin pháp lý liên quan