Mẫu giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hiện nay vẫn đang tiếp tục được áp dụng theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải mới nhất:
Tên đơn vị kinh doanh vận tải: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: … | …, ngày … tháng … năm … |
GIẤY ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI
Kính gửi: Sở giao thông vận tải …
1. Tên đơn vị kinh doanh vận tải: …
2. Địa chỉ: …
3. Số điện thoại (fax): …
4. Nội dung đăng ký:
Căn cứ vào kết quả tự đánh giá xếp hạng, đơn vị chúng tôi đăng ký hạng chất lượng dịch vụ vận tải của đơn vị theo Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách của Bộ Giao thông vận tải (hoặc theo Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của đơn vị xây dựng và công bố) như sau:
Đơn vị đạt hạng: … (trường hợp tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do đơn vị xây dựng phải ghi rõ tương đương hạng nào của tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do Bộ Giao thông vận tải ban hành).
Đơn vị kinh doanh vận tải cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu. | Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải (Ký tên, đóng dấu) |
2. Quy trình thực hiện đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải:
quy trình thực hiện hoạt động đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải sẽ được thực hiện theo các giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải sẽ bao gồm các loại giấy tờ như sau:
– Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy chứng nhận quản lý chất lượng dịch vụ theo hệ thống chất lượng ISO trong trường hợp các doanh nghiệp và hợp tác xã đã được cấp giấy chứng nhận đó;
– Giấy phép thành lập doanh nghiệp và hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trong trường hợp này sẽ được xác định là Sở giao thông vận tải. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ do doanh nghiệp và hợp tác xã đăng ký, sau đó xác nhận cho doanh nghiệp và hợp tác xã trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã hợp lệ. Sau đó giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ còn thiếu, yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung sao cho đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Niêm yết. Niêm yết giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên phương tiện và niêm yết tại quầy bán vé. Trong quá trình niêm yết cần phải đảm bảo các nội dung sau: giá cước dịch vụ, nội dung chính của dịch vụ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp và hợp tác xã, thời gian suất bến của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định, số chuyến, số lượt, loại xe, hành trình chạy xe trong đó có điểm dừng nghỉ và thời gian dừng nghỉ, giá vé, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm khách hàng, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của khách hàng.
Đồng thời, pháp luật còn quy định về các nội dung đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải. Nhìn chung, trong quá trình đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải sẽ bao gồm các nội dung chính sau:
– Đối với phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải thì sẽ bao gồm nhãn hiệu xe, năm sản xuất, số ghế của xe, trang thiết bị phục vụ hành khách trong quá trình xe lưu thông;
– Đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, cần phải hoàn thành chương trình tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về vận tải hành khách, am hiểu kiến thức về an toàn giao thông phải có kĩ năng giao tiếp với khách hàng, có kỹ năng phục vụ khách hàng trên thực tế;
– Phương án tổ chức vận tải, cần phải bao gồm quá trình chấp hành phương án hoạt động trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải, hành trình của phương tiện, quá trình lưu thông, công tác đảm bảo an toàn giao thông;
– Quyền lợi của khách hàng trong đó bao gồm bảo hiểm, số hành lý mà khách hàng được mang theo, hành lý được miễn cước;
– Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin kiến nghị của khách hàng, xử lý thông tin phản ánh của đại chúng, tiếp nhận thông tin phản ánh của khách hàng;
– Các dịch vụ phục vụ cho hành khách trên hành trình.
3. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có quy định cụ thể đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách. Cụ thể như sau:
– Thực hiện đầy đủ quy định tại Điều 34 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Quản lý và sử dụng phương tiện ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải. Cụ thể bao gồm các hoạt động sau:
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng kĩ thuật đối với phương tiện, sửa chữa phương tiện để đảm bảo các phương tiện đó được lưu thông phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Lập và cập nhật đầy đủ, chính xác quá trình hoạt động của phương tiện trong quá trình lưu thông vào lý lịch phương tiện và vào phần mềm quản lý phương tiện của các đơn vị, trong quá trình lập cần phải đảm bảo các thông tin tối thiểu;
+ Kết nối dữ liệu, cập nhật dữ liệu lý lịch phương tiện thông qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải, cần phải cập nhật theo lộ trình của phương tiện đó;
+ Sử dụng phương tiện ô tô tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, cụ thể là đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 11 và Điều 13 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Quản lý người lái xe kinh doanh vận tải. Cụ thể như sau:
+ Sử dụng người lái xe để điều khiển các phương tiện xe khách có giường nằm hai tuần cần phải đảm bảo đầy đủ kinh nghiệm, tức là đảm bảo đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
+ Lập và cập nhật đầy đủ, chính xác quá trình hoạt động của lái xe vào lý lịch ảnh thẻ của người lái xe, cập nhật vào phần mềm quản lý lái xe với đầy đủ các thông tin tối thiểu;
+ Kết nối và cập nhật dữ liệu lý lịch hành nghề của những người lái xe thông qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh bằng phương tiện ô tô của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải, cần phải được cập nhật theo lộ trình của phương tiện đó;
+ Cần phải đảm bảo quá trình lái xe thực hiện đúng quy định của pháp luật, tuân thủ đúng thời gian làm việc trong ngày.
– Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị để thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách theo một trong các nội dung như sau:
+ Thông qua hình thức phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;
+ Thông qua lệnh vận chuyển;
+ Thông qua hợp đồng vận chuyển được ký kết giữa các bên;
+ Quyết định giá cước vận tải đối với quá trình hoạt động của đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải.
– Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Cụ thể như sau:
+ Các doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt, kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi thì cần phải xây dựng và áp dụng đầy đủ tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng dịch vụ hành khách do cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục đường bộ Việt Nam ban hành. Trong trường hợp tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do đơn vị xây dựng đã được ban hành, thì cần phải ghi rõ tiêu chuẩn đó tương đương với hạng mục tiêu chuẩn nào về cơ sở chất lượng vận tải hành khách do cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục đường bộ Việt Nam ban hành;
+ Doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định trước khi tham gia vào quá trình khai thác tuyến hoặc trước khi có sự thay đổi về chất lượng dịch vụ đối với khách hàng thì cần phải gửi thông báo về mức thay đổi chất lượng trên tuyến đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để xem xét và phê duyệt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Thông tư 17/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.