Mẫu giấy chuyển hộ khẩu là một trong những văn bản hành chính dùng trong trường hợp cá nhân có yêu cầu về xin chuyển khẩu. Đây là mẫu giấy được ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA. Đồng thời, bài viết cung cấp thông tin về diều kiện, trình tự, thủ tục xin giấy chuyển.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chuyển hộ khẩu là gì?
Mẫu giấy chuyển hộ khẩu là một thủ tục pháp lý khi người dân có nhu cầu chuyển địa chỉ ở cố định trong thời gian dài và chuyển hộ khẩu thường trú. Thủ tục này còn được gọi là thủ tục cắt khẩu. Để thực hiện thủ tục này, người dân cần đến cơ quan Công an địa phương nơi mình đang có hộ khẩu để làm giấy chuyển khẩu. Mẫu giấy chuyển hộ khẩu trước đây là mẫu HK07, được ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT của Bộ Công an. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư 36/2014/TT của Bộ Công an đã hết hiệu lực và theo thông tư thay thế là theo Thông tư 56/2021/TT-BCA có quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ Công An ban hành. Theo đó, mẫu giấy chuyển hộ khẩu chính là Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
2. Mẫu giấy chuyển hộ khẩu theo quy định của pháp luật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | Mẫu CT01 ban hành theo TT số / /TT-BCA ngày |
TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ
Kính gửi(1):……
- Họ, chữ đệm và tên:……….
- 2. Ngày, tháng, năm sinh:……/……./ …… 3. Giới tính:……
4. Số định danh cá nhân/CMND: |
- 5. Số điện thoại liên hệ:..…. . Email:………
- Nội dung đề nghị(2):…..
- Họ và tên chủ hộ(3):…….8. Quan hệ với chủ hộ(4):……
- 15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:
TT | Họ, chữ đệm
và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Số định danh cá nhân/CMND | Quan hệ với chủ hộ(4) |
..,ngày….tháng…năm. Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ(5) (Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên)
| …..,ngày…..tháng….năm… Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỖ Ở HỢP PHÁP(5) (Ký, ghi rõ họ tên)
| ..,ngày…tháng…năm… Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ (6) (Ký, ghi rõ họ tên)
| .,ngày…tháng..năm… NGƯỜI KÊ KHAI (Ký, ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Cơ quan đăng ký cư trú.
(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…
(3,4) Kê khai khi đăng ký thường trú vào hộ đã có, lập hộ mới ở chỗ ở hợp pháp mới hoặc tách hộ. thông tin chủ hộ, quan hệ với chủ hộ là hộ gia đình tại hộ mớ hoặc hộ công dân chuyển đến;
(5) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú.
(6) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú.
Lưu ý:
Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng VneID thì khai biểu mẫu trực tuyến, người kê khai không cần ký, ghi rõ họ tên. Đối với thủ tục đăng ký cư trú yêu cầu có ý kiến đồng ý của chủ hộ, ý kiến đồng ý của chủ sở hữu hoặc người đại diện chỗ ở hợp pháp; ý kiến của cha,mẹ hoặc người giám hộ thì phải có ý kiến bằng văn bản (không bắt buộc phải có chứng thực hoặc xác nhận của UBND cấp xã trừ trường hợp Luật Cư trú có yêu cầu) đính kèm gửi cùng hồ sơ.
3. Hướng dẫn cách viết mục trên mẫu giấy chuyển khẩu:
Để điền thông tin vào mẫu giấy cắt khẩu, người yêu cầu chuyển hộ khẩu có thể tham khảo những thông tin sau đây khi điền vào mẫu đơn xin chuyển khẩu chuẩn, cụ thể như sau:
– Mục (1), (2), (3) và (4): Điền thông tin cá nhân cơ bản theo giấy khai sinh và chú ý viết tên in hoa toàn bộ chữ cái.
– Mục (5): Ghi đầy đủ thông tin liên lạc
– Mục (6), (7), (8): Ghi nội dung đề nghị cùng họ tên chủ hộ nơi đi và quan hệ với chủ hộ, là thông tin về họ tên và mối quan hệ của người yêu cầu
4. Điều kiện xin giấy chuyển hộ khẩu:
Mọi công dân đều có quyền sở hữu chỗ ở hợp pháp và đăng ký thường trú là quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Nếu một công dân đã đăng ký thường trú và được ghi trong sổ hộ khẩu của gia đình nhưng chuyển đến một chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại địa phương mới, thì công dân này phải chịu trách nhiệm đăng ký thường trú tại địa phương mới theo quy định của Luật trong vòng 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Nếu người này muốn chuyển hộ khẩu đến nơi thường trú mới, họ phải thực hiện các thủ tục để xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu và thực hiện các thủ tục tách khẩu và nhập khẩu theo quy định.
Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền đăng ký thường trú và có chỗ ở hợp pháp. Nếu công dân đã đăng ký thường trú và được ghi trong hộ khẩu của gia đình, nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì cần đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Trong trường hợp muốn chuyển hộ khẩu đến nơi thường trú mới, công dân phải thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu để thực hiện các thủ tục tách khẩu và nhập khẩu.
Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân khi họ muốn chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh hoặc muốn chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cấp giấy chuyển hộ khẩu, như chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh, trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh, học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác, đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể, chấp hành hình phạt tù, chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế. Tuy nhiên, trong trường hợp thành viên gia đình chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh hoặc muốn chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì vẫn cần xin cấp giấy chuyển hộ khẩu để thực hiện các thủ tục tách khẩu và nhập khẩu.
5. Quy đinh về trình tự, thủ tục, hồ sơ và thời gian xin chuyển hộ khẩu:
5.1. Thời hạn đăng ký thay đổi hộ khẩu:
Thời hạn đăng ký thay đổi hộ khẩu thường trú được quy định theo từng đối tượng thực hiện thủ tục. Cụ thể:
– Nếu chuyển đến chỗ ở mới hợp pháp, thì người thay đổi hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đăng ký thường trú tại địa phương mới trong vòng 24 tháng kể từ ngày chuyển đến.
– Trong vòng 60 ngày kể từ ngày đăng ký khai sinh, cha mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em.
– Trong vòng 60 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đăng ký thường trú.
5.2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ xin chuyển hộ khẩu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ cần chuẩn bị sẽ bao gồm:
– Mẫu giấy thay đổi thông tin cư trú theo quy định của pháp luật
– Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người thay đổi;
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn để làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu.
– Cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ của người nộp và đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho người đến nộp hồ sơ lý do không tiếp nhận và hướng dẫn người nộp bổ sung giấy tờ cần thiết.
Bước 3: Nhận kết quả:
Người nhận kết quả mang và đưa giấy biên nhận cho cán bộ phụ trách, cán bộ đăng ký giao giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho người đến nhận kết quả và yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu. Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.
Trên đây là toàn bộ những quy định về điều kiện, thủ tục, trình tự và thời gian xin chuyển hộ khẩu với cá nhân khi có sự thay đổi về chỗ ở theo quy định của pháp luật.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 56/2021/TT-BCA
– Luật cư trú 2020.