Để có thể phát triển hợp tác xã một cách bền vững, pháp luật Việt Nam cho phép người dân góp vốn vào các hợp tác xã, để cùng nhau đóng góp vào phát triển hợp tác xã. Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp hợp tác xã mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp hợp tác xã mới nhất:
HTX … Số: …./GCN-HTX | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
GIẤY CHỨNG NHẬN VỐN GÓP
(Cấp lần …)
Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2023;
Căn cứ Điều lệ hợp tác xã được thông qua ngày … tháng … năm …;
Căn cứ mức vốn góp của các thành viên.
Hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa): …
Địa chỉ trụ sở chính: …
Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã: …
CHỨNG NHẬN
Họ và tên thành viên (là cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình): …
Giới tính: …
Sinh ngày: …
Dân tộc: …
Quốc tịch: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…
Chứng minh nhân dân số (hoặc hộ chiếu): … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Tổng số vốn góp: … đồng (Bằng chữ: …)
Hình thức góp vốn:
– Tiền mặt: …;
– Tài sản (ghi rõ loại tài sản): …
Thời điểm góp vốn: …
Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp thực hiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.
…, ngày … tháng … năm …
ĐẠI ĐIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA HỢP TÁC XÃ
Chủ tịch Hội đồng quản trị
(Ký và ghi họ tên)
2. Nội dung của giấy chứng nhận phần vốn góp hợp tác xã bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Luật hợp tác xã năm 2023 có quy định cụ thể về giấy chứng nhận phần vốn góp vào hợp tác xã. Cụ thể như sau:
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên, sau đó cần phải ghi đầy đủ giấy chứng nhận đó vào sổ đăng ký thành viên được tính tại thời điểm các thành viên góp đủ phần vốn góp đã cam kết;
– Giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên vào hợp tác xã sẽ bao gồm các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến các nội dung chính cần phải có trong giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên trong hợp tác xã như sau:
+ Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Số vốn điều lệ của hợp tác xã, vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
+ Họ và tên, địa chỉ liên lạc, địa chỉ nơi cư trú, quốc tịch, mã số định danh cá nhân, số giấy tờ pháp lý của các cá nhân góp vốn trong hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã, tên hoặc địa chỉ trụ sở chính, mã số đăng ký kinh doanh, số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn trong hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã;
+ Phần vốn góp của các thành viên, tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong hợp tác xã;
+ Số giấy chứng nhận phần vốn góp, ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của hợp tác xã;
+ Họ và tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Bên cạnh đó, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp trước đó đã bị mất, bị hư hỏng. Đồng thời cần phải có nghĩa vụ cấp đổi giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp có sự thay đổi về các nội dung cơ bản trong giấy chứng nhận phần vốn góp đã được cấp trước đó. Đồng thời, có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên. Trình tự và thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi hoặc thu hồi đối với giấy chứng nhận phần vốn góp sẽ được thực hiện theo quy định tại điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó.
Theo đó thì có thể nói, trong giấy chứng nhận phần vốn góp hợp tác xã, cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu nêu trên.
3. Các nội dung chính trong văn bản giao nhận tài sản góp vốn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 của Luật hợp tác xã năm 2023 có quy định về hoạt động chuyển giao tài sản góp vốn. Cụ thể như sau:
– Việc góp vốn cho hợp tác xã, góp vốn cho liên hiệp hợp tác xã bằng tài sản sẽ được thực hiện theo quy định như sau:
+ Đối với tài sản theo quy định của pháp luật cần phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc các loại tài sản được xác định là quyền sử dụng đất, thì các thành viên trong quá trình thực hiện thủ tục góp vốn sẽ cần phải thực hiện hoạt động chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
+ Đối với các loại tài sản theo quy định của pháp luật không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc góp vốn sẽ cần phải được thực hiện bằng quá trình giao nhận tài sản góp vốn đó, quá trình giao nhận tài sản cần phải có xác nhận bằng văn bản, có chữ ký của các bên tham gia giao dịch.
– Việc góp vốn cho hợp tác xã, quá trình góp vốn trong liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng các quyền khác đối với tài sản, sẽ được thực hiện như sau:
+ Hợp đồng xác lập quyền khác đối với tài sản giữa các thành viên và hợp tác xã, xác lập giữa các thành viên và liên hiệp hợp tác xã cần phải được lập thành văn bản. Trong hợp đồng xác lập quyền đó cần phải ghi rõ đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật, trong đó cần phải phản ánh rõ thời gian hưởng quyền của hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và theo điều lệ;
+ Giấy chứng nhận phần vốn góp cần phải phản ánh rõ thời hạn hưởng quyền của hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã;
+ Các thành viên không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, không cần phải thực hiện hoạt động chuyển quyền sở hữu đất cho hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã.
– Văn bản giao nhận tài sản góp vốn cần phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
+ Tên của hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã;
+ Họ và tên, địa chỉ liên lạc, thông tin về quốc tịch, mã số định danh cá nhân, các loại giấy tờ pháp lý khác có giá trị tương đương của cá nhân góp vốn, tên hoặc địa chỉ trụ sở chính, mã số kinh doanh hoặc số giấy tờ pháp lý khác của các tổ chức quốc vốn;
+ Loại tài sản góp vốn, số đơn vị tài sản góp vốn, tổng giá trị tài sản góp vốn, tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã;
+ Ngày giao nhận tài sản, chữ ký, họ và tên của các cá nhân góp vốn, người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật của các cá nhân hoặc tổ chức góp vốn vào hợp tác xã, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã.
– Việc góp vốn theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được coi là hoàn thành khi quyền sở hữu tài sản/quyền sử dụng đất/và các quyền khác đối với tài sản góp vốn đã thực sự được xác lập cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy có thể nói, trong quá trình giao nhận tài sản góp vốn, cần phải được lập thành văn bản. Trong văn bản giao nhận tài sản góp vốn vào hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã còn phải thể hiện được đầy đủ các nội dung chính theo quy định của pháp luật. Các nội dung chính trong văn bản giao nhận tài sản góp vốn sẽ cần phải bao gồm đầy đủ các thông tin cơ bản theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hợp tác xã năm 2023.