Sau khi thực hiện góp vốn, các cá nhân, tổ chức tại doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn đã góp. Vậy, mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH là gì và có nội dung cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH là gì?
Khi các chủ thể góp thêm vào vốn điều lệ của các công ty TNHH thì mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH sẽ được sử dụng. Giấy chứng nhận góp vốn của công ty TNHH trên thực tế không chỉ ghi nhận số vốn mà các chủ thể là những cá nhân, tổ chức góp vào mà còn là giấy tờ được dùng nhằm mục đích để có thể xác nhận tư cách thành viên của cá nhân, tổ chức tại doanh nghiệp. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn và có những ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức.
Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH được sử dụng nhằm mục đích để chứng nhận đối với phần vốn góp của của các chủ thể vào công ty TNHH. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH ghi nhận các nội dung sau: Thông tin về tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Vốn điều lệ cụ thể của công ty; Thông tin cụ thể của cá nhân, tổ chức góp vốn; Thông tin về tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính (đối với thành viên là tổ chức); Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp; Số, ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp; Thông tin về họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
2. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH:
CÔNG TY ……
Số …../……../GCN – ………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP
Số: …. – …../GCN (Lần …….)
– Căn cứ
– Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:… cấp ngày ……. tháng …… năm ……. của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh….
– Căn cứ tình hình góp vốn thực tế của thành viên.
CHỨNG NHẬN
Thành viên:…
Địa chỉ:…
Giấy CMND/ĐKKD số:…. do:…… cấp ngày:…..
Đã góp đủ giá trị phần vốn góp của mình là:…… VNĐ (…….. chẵn), (Tỷ lệ vốn góp….%).
Hình thức góp vốn:
+ Tiền mặt: ……
+ Tài sản: ……
Thời điểm góp vốn:…
Giấy chứng nhận này được lập thành hai bản gốc, một bản cấp cho thành viên góp vốn, một bản lưu ở hồ sơ công ty.
……, ngày ……. tháng ……. năm ……..
CÔNG TY ……..
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH:
– Phần mở đầu:
+ Thông tin về công ty.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Tên biên bản.
+ Căn cứ pháp lý.
– Phần nội dung:
+ Thông tin về thành viên góp vốn.
+ Vốn điều lệ cụ thể của công ty.
+ Thông tin cụ thể của cá nhân, tổ chức góp vốn.
+ Thông tin về tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính (đối với thành viên là tổ chức).
+ Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp.
+ Thông tin về số, ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.
– Phần kết:
+ Thông tin về thời gian lập biên bản.
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp:
Tìm hiểu về góp vốn vào doanh nghiệp:
Theo quy định cụ thể tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn được hiểu cơ bản chính là hình thức góp tài sản để nhằm mục đích có thể tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để có thể thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Vốn góp từ các chủ thể là những thành viên, cổ đông sẽ cần phải được chuyển quyền sở hữu hợp pháp sang cho công ty. Căn cứ cụ thể theo quy địng tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần sẽ cần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo các trường hợp cụ thể như sau:
– Trường hợp phải đăng ký quyền sở hữu tài sản góp vốn: Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì chủ thể là người góp vốn sẽ cần phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo đúng các quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn theo quy định của pháp luật sẽ không phải chịu lệ phí trước bạ.
– Trường hợp phải lập biên bản xác nhận chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn: Đối với tài sản mà tài sản đó hiện không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn của các chủ thể sẽ cần phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp:
Theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nội dung sau đây: Tài sản góp vốn của các chủ thể là là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Bên cạnh đó thì theo Điều 105
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành vốn góp vào doanh nghiệp phải là tài sản theo quy định của Điều 105 Bộ Luật Dân sự 2015. Trên thực tế, các chủ thể là những cá nhân, tổ chức thường góp vốn vào doanh nghiệp dưới 03 hình thức cơ bản như sau:
– Góp vốn bằng tiền mặt:
Tiền mặt được hiểu là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Theo đó, các chủ thể là những cá nhân có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng hình thức thanh toán tiền mặt hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì các doanh nghiệp cũng sẽ không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
– Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ
Cùng với nguồn vốn góp là tiền, pháp luật cũng quy định doanh nghiệp cũng sẽ cần các nguồn vốn khác cụ thể đó là cơ sở vật chất hay quy trình kỹ thuật. Cũng bởi vậy mà các chủ thể là cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp đã góp vốn bằng nhiều hình thức khác nhau.
Chỉ có các chủ thể là những cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp theo Luật Đất đai thì các chủ thể đó mới có quyền góp vốn đối với tài sản đó. Người góp vốn sẽ cần phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo đúng quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu cơ bản chính là những quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sau đây: Quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý và một số các quyền cơ bản khác. Điều kiện và thủ tục góp vốn quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế cũng giống như quyền sử dụng đất.
– Góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật:
Bí quyết kỹ thuật được hiểu cơ bản chính là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của một sản phẩm hay thậm chí là của cả một doanh nghiệp. Còn công nghệ nói chung được hiểu chính là những phát minh các công cụ để nhằm mục đích có thể thông qua đó thay thế máy móc kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, kinh doanh nói riêng.
Việc góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật chính là việc các chủ thể thực hiện chuyển giao các quyền tài sản khác cho doanh nghiệp, có thể là quyền hưởng dụng, quyền định đoạt các tài sản đó.
Cũng cần lưu ý rằng, việc góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật phải được định giá theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong quá trình định giá sẽ có sự tham gia của tổ chức thẩm định giá và thành viên công ty.
Nói chung, ta thấy được rằng, thực tế, có nhiều hình thức để các chủ thể có thể thực hiện việc góp vốn nhưng vốn sẽ cần phải là tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự hoặc tài sản khác được định giá bằng Đồng Việt Nam. Việc góp vốn bằng“công sức hay đóng góp bằng trí tuệ của các chủ thể trên thực tế sẽ không được coi là một hình thức góp vốn vì đây là những đối tượng không được coi là tài sản.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Dân sự 2015.
– Luật Doanh nghiệp 2020.