Với tất cả các loại hình công ty thì vốn có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông góp vốn thì mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần sẽ được tạo lập.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là gì?
- 2 2. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần:
- 4 4. Một số vấn đề liên quan về giấy chứng nhận góp vốn:
- 5 5. Những đối tượng có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp:
1. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là gì?
Ta hiểu giấy chứng nhận phần góp vốn chính là văn bản nhằm mục đích để thể hiện việc góp vốn của một cá nhân, của một tập thể hay một doanh nghiệp nào đó, cụ thể là cổ phần vốn mà các chủ thể đó đầu tư vào doanh nghiệp. Các công ty sẽ xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, chứng nhận tỷ lệ quyền sở hữu trong doanh nghiệp nhằm mục đích chính để có thể đảm bảo quyền lợi của những người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Như vậy, hiểu đơn giản thì mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là mẫu giấy được công ty cổ phần lập ra để chứng nhận về vốn góp của công ty đó. Giấy chứng nhận phần góp vốn là một văn bản có ý nghĩa rất quan trọng nhằm mục đích để có thể đảm bảo quyền lợi của những chủ thể là người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần trong giai đoạn hiện nay được sử dụng rất phổ biến tại các công ty cổ phần và có những vai trò to lớn đối với doanh nghiệp.
Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là văn bản được tạo lập để chứng nhận các thành viên của công ty cổ phần đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn theo tỷ lệ đã cam kết theo điều lệ công ty. Giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là mẫu được lập ra để nhằm mục đích có thể giúp công nhận việc góp vốn của một chủ thể là cá nhân, của một tập thể hay một doanh nghiệp nào đó cổ phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần bao gồm các thông tin: Thông tin cá nhân người góp vốn, phần góp vốn, giá trị góp vốn, căn cứ pháp lý,..
2. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-o0o————-
…., ngày …… tháng … năm …..
GIẤY CHỨNG NHẬN GÓP VỐN
CÔNG TY CỔ PHẦN …
– Căn cứ
– Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:… cấp ngày ……. tháng …… năm ……. của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh…
– Căn cứ tình hình góp vốn thực tế của thành viên.
Mã số doanh nghiệp: … do Sở Kế hoạch Đầu tư ……. cấp ngày …
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Vốn điều lệ: … đồng (…. tỷ đồng Việt Nam).
Tổng số cổ phần: … cổ phần (… cổ phần).
+ Cổ phần cổ đông sáng lập đã mua: … cổ phần (… cổ phần).
+ Cổ phần chào bán: 0 cổ phần
Loại cổ phần:
+ Cổ phần phổ thông: … cổ phần (…. cổ phần).
+ Cổ phần ưu đãi: 0 cổ phần
Mệnh giá cổ phần : …… VNĐ (…. đồng Việt Nam).
Cấp cho …….
Giới tính: ……
Sinh ngày: …
Dân tộc: ……
Quốc tịch: ……
Số CMTND: …… do Công …….. cấp ngày: ……
Hộ khẩu thường trú:…
Chỗ ở hiện tại: ……
….. góp … đồng (…. đồng Việt Nam), tương ứng …… cổ phần (…. cổ phần), chiếm …% tổng vốn điều lệ Công ty.
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ……
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần:
Trong quá trình soạn thảo mẫu chứng nhận góp vốn thì các chủ thể sẽ cần chú ý một số nội dung cơ bản như sau:
– Thông tin về tên công ty, số hiệu phải ghi đầy đủ, chính xác rõ ràng.
– Nội dung biểu mẫu phải ghi rõ giấy chứng nhận góp vốn cấp lần mấy.
– Căn cứ cụ thể vào đâu để cấp giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần.
– Cần phải điền đầy đủ tên thành viên góp vốn bao gồm các thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại và một số các thông tin cơ bản khác.
– Mục thành viên công ty phải thể hiện rõ công ty nào, đã góp bao nhiêu, tương ứng với phần tram bao nhiêu trên tổng vốn điều lệ…
– Hình thức góp vốn của các chủ thể cụ thể là gì, thời điểm góp vốn cụ thể ngày bao nhiêu…
4. Một số vấn đề liên quan về giấy chứng nhận góp vốn:
Thời điểm cần sử dụng giấy chứng nhận góp vốn:
Chúng ta nhận thấy rằng, trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, đang có ngày càng có nhiều sự hợp tác đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, các công ty hợp tác ở trong nước với doanh nghiệp nước ngoài cũng diễn ra với số lượng ngày càng nhiều.
Trên thực tế và căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Cần lưu ý rằng luật doanh nghiệp hiện nay quy định thống nhất về thời hạn thanh toán đủ phần vốn góp của tất cả các loại hình công ty sẽ đều là 90 ngày kể từ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Những nội dung của giấy chứng nhận góp vốn:
Giấy chứng nhận góp vốn như chúng ta đã nói cụ thể ở phần trên thực chất chính là văn bản thể hiện việc góp vốn của một cá nhân, của một tập thể hay một doanh nghiệp nào đó cổ phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Thông qua giấy chứng nhận góp vốn công ty xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, chứng nhận tỷ lệ quyền sở hữu trong doanh nghiệp để nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của những người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty cũng cần phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Theo đó mẫu giấy chứng nhận góp vốn phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:
– Thông tin cụ thể về tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
– Thông tin cụ thể về vốn điều lệ của công ty.
– Thông tin cụ thể về họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; Thông tin cụ thể về tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức.
– Thông tin cụ thể về phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên.
– Thông tin cụ thể về số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
– Thông tin cụ thể về họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
5. Những đối tượng có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp:
Góp vốn được hiểu cơ bản là việc các chủ thể thực hiện góp tài sản để nhằm mục đích có thể tạo thành vốn điều lệ của công ty. Khi chúng ta nhắc đến góp vốn trong doanh nghiệp thông thường thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến góp vốn để nhằm mục đích thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sau đây:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để nhằm mục đích thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị của mình.
– Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật doanh nghiệp đã quy định cụ thể về đối tượng có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì cũng cần lưu ý đối với tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp 2020.