Đối với việc chăn nuôi thì các cá nhân, tổ chức hay cơ quan cần phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đáp dứng đủ các điều kiện chăn nuôi và đặc biệt thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề này, một trong số đó là phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi là gì?
- 2 2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
- 3 3. Hướng dẫn làm Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
- 4 4. Trình tự và thủ tục về chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
- 4.1 4.1. Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
- 4.2 4.2. Cách thức thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
- 4.3 4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
- 4.4 4.4. Thời hạn giải quyết cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
- 4.5 4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- 4.6 4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- 4.7 4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- 4.8 4.8. Phí, lệ phí (nếu có):
- 4.9 4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
- 4.10 4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi là gì?
Ngành chăn nuôi, hiểu một cách đơn giản là ngành chuyên nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng của các loài động vật nông nghiệp và thủy sản, ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi với các kỹ thuật chăn nuôi phù hợp, … ngoài ra các kỹ sư chăn nuôi cũng phối hợp bác sĩ thú y đảm nhiệm việc trợ giúp vật nuôi trong quá trình hồi phục sức khỏe, nghiên cứu khẩu phần cho vật nuôi, sử dụng các dây chuyền hay thiết bị chuyên dùng để phân tích chất lượng nguyên liệu, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho vật nuôi.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi là mẫu giấy với các nội dung và thông tin để chứng nhận cho các cá nhân, hộ gia đình…đủ điều kiện đê chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Mẫu số 05.ĐKCN: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi là mẫu giấy chứng nhận được lập ra để chứng nhận về việc đủ điều kiện chăn nuôi. Mẫu nêu rõ nội dung chứng nhận…. Mẫu được ban hành theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN CẤP
——-
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI
Số*: A/B/C/ĐKCN
Tên cơ sở chăn nuôi……Địa chỉ trụ sở: ……
Số điện thoại: …… Số Fax: …….
Địa chỉ trang trại: ……
Số điện thoại: ……… Số Fax: ……
Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập: ……
Được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi.
Gia súc: …… Số lượng: ……;
Gia cầm: …… Số lượng: ……;
Vật nuôi khác:……… Số lượng: ………;
.., ngày … tháng … năm …
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi như sau:
– A: là mã số đơn vị hành chính của địa phương (nơi cấp Giấy chứng nhận) theo
– B: là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi, bắt đầu từ số 001.
– C: là năm cấp Giấy chứng nhận.
– ĐKCN: viết tắt của “điều kiện chăn nuôi”.
3. Hướng dẫn làm Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn buôi như trên.
Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi như sau:
– A: là mã số đơn vị hành chính của địa phương (nơi cấp Giấy chứng nhận) theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
– B: là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi, bắt đầu từ số 001.
– C: là năm cấp Giấy chứng nhận.
– ĐKCN: viết tắt của “điều kiện chăn nuôi”.
– Thủ trưởng cơ quan ký và ghi rõ họ tên
4. Trình tự và thủ tục về chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
4.1. Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết
4.2. Cách thức thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
– Trực tiếp.
– Qua dịch vụ bưu chính.
– Qua môi trường mạng.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
+ Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức.
– Cá nhân.
4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Không.
4.8. Phí, lệ phí (nếu có):
Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
– Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
– Mẫu Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
– Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 53 của Luật Chăn nuôi.
+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.
+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi.
+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi.
+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
– Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.
(Điều 55 Luật Chăn nuôi; điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề Mẫu số 05.ĐKCN: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.