Trong quá trình kinh doanh mà các cơ sở có nguyện vong thay đổi nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm trong giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc cấp giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm. Vậy mẫu giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm là gì?
Mẫu giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm là mẫu văn bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra để chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm. Mẫu giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm nêu rõ nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm…
Mẫu giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm được cơ quan có thẩm quyền lập ra để chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm. Mẫu giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm là cơ sở để người được cấp giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm thực hiện việc điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.
2. Mẫu giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN
——-
Số: ………./……
….., ngày ……… tháng ……. năm …..
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MŨ BẢO HIỂM
Căn cứ Nghị định số …../20…./NĐ-CP ngày…….tháng……năm 20…. của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy;
Căn cứ Quyết định số ……. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Xét hồ sơ đăng ký điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm của… (tên doanh nghiệp);
Theo đề nghị của… (tên đơn vị được giao thẩm định hồ sơ), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận:
1. Tên doanh nghiệp: …..
Địa chỉ trụ sở chính: …….
Địa chỉ nơi sản xuất: ……
Điện thoại: ….. fax: ……. email: …..
(Tên doanh nghiệp) đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm số …../….. ngày ……. tháng …… năm ….. của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Phạm vi điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:1…….
2. Mã số chứng nhận: ……. (ghi mã số chứng nhận của Giấy chứng nhận được cấp lần đầu).
3. Giấy chứng nhận được cấp lần …… (ghi lần cấp, ví dụ ghi: Lần thứ hai/lần thứ ba).
4. (Tên doanh nghiệp) phải thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng mũ bảo hiểm tại Nghị định số ……/2016/NĐ-CP ngày…tháng… năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và các quy định pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm về chất lượng mũ bảo hiểm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia./.
Nơi nhận:
– Tên doanh nghiệp tại khoản 1;
– Bộ KH&CN (để b/c);
– Lưu: VT, ……
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm
1 Khi số liệu nhiều thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận có thể lập Phụ lục đính kèm.
3. Quy định về điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
3.1. Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
Doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm được biết đến là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Có hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001. Và có tối thiểu 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khoa học, kỹ thuật trở lên, được ký
3.2. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận:
Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
– Các tài liệu, quy trình xây dựng chứng minh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.
Trường hợp đã có Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại điểm này, doanh nghiệp nộp bản sao Giấy chứng nhận.
– Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, bản sao bằng tốt nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
– Danh mục các trang thiết bị sản xuất mũ bảo hiểm;
– Danh mục các thiết bị kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm.
Trường hợp đã có Chứng chỉ công nhận phù hợp tiêu chuẩn theo quy định tại điểm này, doanh nghiệp nộp bản sao Chứng chỉ công nhận. Trường hợp thuê thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng mũ bảo hiểm, doanh nghiệp nộp bản sao hợp đồng ký kết với tổ chức thử nghiệm có năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
3.3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, doanh nghiệp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, doanh nghiệp phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
–Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có nội dung không hợp lệ hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp.
+ Kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
+ Kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
3.4. Thời hạn giải quyết:
Thời hạn giải quyết để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm được xác định trong trường hợp cơ sở đã nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ tới cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do;
Bên cạnh đó, nếu hồ sơ đầy đủ nhưng có nội dung không hợp lệ hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Tuy nhiên nếu có yếu tố khách quan, đoàn thẩm định báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, quyết định được kéo dài thời gian thẩm định nhưng không quá 07 ngày làm việc.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
– Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
– Luật Đầu tư năm 2020;