Đăng ký kinh doanh là hoạt động bắt buộc mà các doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện khi muốn được Nhà nước công nhận. Dưới đây là bài phân tích về mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh).
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh):
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…. PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH ——– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
………
Mã số doanh nghiệp:……
Đăng ký lần đầu, ngày …… tháng …… năm ……
Đăng ký thay đổi lần thứ……: ngày …… tháng …… năm ……
1. Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: (ghi bằng chữ in hoa): ……
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ……
Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có):………
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………
Điện thoại (nếu có)……… Fax (nếu có): …….
Email (nếu có): ……….. Website (nếu có): ………
3. Chủ doanh nghiệp
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ….. Giới tính:………
Sinh ngày: …../…../……..Dân tộc: … Quốc tịch: ………
Loại giấy tờ chứng thực cá nhân:
□ Chứng minh nhân dân □ Căn cước công dân số:
□ Hộ chiếu □ Loại khác (ghi rõ):………
Số giấy chứng thực cá nhân: ………
Ngày cấp: …../…../……..Nơi cấp: …. Ngày hết hạn (nếu có):…../…../……..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại: ……
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
2. Khái quát về vấn đề xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh):
– Hiện nay, số lượng doanh nghiệp, công ty tại nước ta ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Xu thế toàn cầu hóa cùng cuộc cách mạng khoa học 4.0 đã giúp ngành công nghiệp nước ta có những bước chuyển mình hết sức mạnh mẽ. Các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ với đủ loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau lần lượt ra đời.
– Các loại hình doanh nghiệp, công ty kinh doanh ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu tạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh cho các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Có thể khẳng định, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay là nhờ vào sự ra đời, vận động linh hoạt của các loại hình doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất khác nhau.
– Số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi công tác quản lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của cơ quan Nhà nước phải được tiến hành thực hiện một cách khách quan, chặt chẽ. Hiện nay, công tác quản lý hoạt động đăng ký doanh nghiệp ở nước ta ngày càng được đẩy mạnh với các hình thức cụ thể, khách quan trong khâu quản lý và cơ sở pháp lý.
– Về nguyên tắc, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản và văn bản điện tử mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp để ghi nhận lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động sau khi đã được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Giấy đăng ký doanh nghiệp gồm những thông tin, nội dung cơ bản sau đây:
+ Giấy đăng ký kinh doanh phải cung cấp đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Giấy đăng ký kinh doanh phải thể hiện rõ thông tin về vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định.
+ Ngành, nghề kinh doanh là nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phải được thể hiện một cách rõ ràng trong giấy đăng ký kinh doanh.
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 28
+ Thứ nhất, ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Thứ hai, tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;
+ Thứ ba, doanh nghiệp muốn đăng ký doanh nghiệp phải có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Thứ ba, doanh nghiệp đó đã tiến hành nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
3. Ý nghĩa của việc xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
– Đăng ký doanh nghiệp là việc làm cần thiết, quan trọng đối với quá trình hoạt động doanh nghiệp chung của Nhà nước Việt Nam nói chung và cơ quan doanh nghiệp, cá nhân nói riêng.
+ Đăng ký doanh nghiệp là việc Nhà nước công nhận hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bất kỳ. Chỉ khi các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đảm bảo được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật thì họ mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty, doanh nghiệp mới có thể hoạt động một cách hợp pháp. Họ được phép sản xuất, kinh doanh các hình thức mặt hàng như đã đăng ký kinh doanh. Khi đã đăng ký kinh doanh, sản phẩm của họ mới được lưu thông trên thị trường, được Nhà nước công nhận. Từ đó, mới có thể đến tay người sử dụng.
+ Trong trường hợp hàng hóa, hoạt động kinh doanh xảy ra vấn đề: Sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng hóa sản xuất không đúng với loại hình được đăng ký trong giấy phép kinh doanh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Như vậy, có thể thấy, đăng ký kinh doanh giúp hoạt động quản lý doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước được chặt chẽ. Những trường hợp lợi dụng giấy đăng ký kinh doanh để thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
– Nếu không đăng ký kinh doanh, Nhà nước sẽ không quản lý, giám sát được hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Cùng với đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được công nhận, hợp pháp hóa nếu chủ doanh nghiệp không tiến hành đăng ký kinh doanh. Công tác quản lý Nhà nước sẽ không thể đạt được mục đích nếu việc quản lý hoạt động doanh nghiệp không được chặt chẽ, dẫn đến các mặt hàng sản phẩm không được chứng thực sẽ tràn lan trên thị trường. Khi các mặt hàng giả, hàng nhái liên tục xuất hiện tràn lan trên thị trường sẽ gây rối loạn thị trường tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích về kinh tế, sức khỏe của người sử dụng.
– Đăng ký kinh doanh có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức muốn mở cơ sở kinh doanh cũng như cơ quan chức năng có thẩm quyền. Chính vì ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của nó, nên Nhà nước đã đưa ra yêu cầu bắt buộc phải đăng ký kinh doanh đối với các công ty, doanh nghiệp có ý định sản xuất, kinh doanh.
– Đăng ký doanh nghiệp giúp thúc đẩy sự phát triển, đi lên của nền kinh tế xã hội. Theo quy luật phát triển chung của xã hội, công nghiệp hóa là cách thức, con đường nhanh nhất để phát triển đất nước. Vì vậy, việc đăng ký doanh nghiệp là minh chứng, chứng thực hóa sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà. Sự ra đời của các công ty, doanh nghiệp không chỉ giúp cung cấp hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu của người dân trong nước, mà còn hướng đến việc xuất khẩu ra nước ngoài. Không chỉ vậy, khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đóng thuế hoạt động cho Nhà nước. Các khoản thuế này đóng vai trò vô cùng lớn trong việc tăng mạnh nguồn ngân sách quốc gia. Vậy nên, có thể khẳng định, đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp còn gián tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển của đời sống dân cư, sự đi lên, lớn mạnh chung của xã hội.