Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp đến bạn đọc mẫu giấy chứng nhận đăng ký các tổ chức tu hành mới nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Giấy chứng nhận đăng ký các tổ chức tu hành là gì?
Tu hành là một khái niệm dùng để chỉ những người đặt ra cho mình những tiêu chuẩn, nhưng khuôn khổ để rèn luyện cái tâm, cái đức trong con người. Tu hành không chỉ là đi đến chùa thắp nhang, cúng dường, tụng kinh… là đủ, bởi vì những việc đó chỉ mới là sự tu ở trên hình thức bên ngoài. “Tu” là sửa đổi ba nghiệp: thân, miệng và ý cho tốt hơn. Trong đó, quan trọng nhất là tu sửa cái miệng. Lúc trước muốn gì thì cứ nói và làm mà không sợ nhân quả cũng không biết chỉnh sửa thành tốt.
“Hành” là bồi bổ cho mình được đức độ. Nếu chúng ta tu mà không thực hành giáo lý, không sửa chữa bản thân thì chỉ là tu suông cái miệng, không đúng nghĩa tu hành, không đúng nghĩa tu đức
Định nghĩa nhà tu hành được quy định tại Khoản 7, Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), theo đó:
“Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo”.
Các tổ chức tu hành là nơi gửi gắm niềm tin của con người về một tương lai tốt đẹp hơn. Giấy chứng nhận đăng ký tổ chức tu hành là văn bản được soạn thảo bởi tổ chức tu hành gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký là một tổ chức tu hành.
Nhằm tăng cường quản lý của nhà nước về các hoạt động tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định các tổ chức tu hành phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiền hành các hoạt động dưới danh nghĩa tổ chức tu hành.
Giấy chứng nhận đăng ký tổ chức tu hành được soạn thảo để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp chứng nhận đăng ký tổ chức tu hành. Nội dung giấy đăng ký phải ghi rõ thông tin của tổ chức tu hành…
2. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký các tổ chức tu hành mới nhất hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-——————
…(3), ngày……tháng……năm…
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đăng ký…. (4)
……(1)…….chứng nhận:
Tên …(4): ……
Tên giao dịch quốc tế (nếu có):…
Tôn chỉ, mục đích:….
Hệ thống tổ chức: …..
Trụ sở hoặc nơi làm việc:…
Người đứng đầu….(4):
Họ và tên: …Tên gọi khác……Năm sinh…
Giấy CMND số:…Ngày cấp:…Nơi cấp:……
Chức vụ, phẩm trật trong tôn giáo tại thời điểm đăng ký (nếu có):……
Được hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo nội dung đăng ký đã được chấp thuận./.
….(5)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận đăng ký các tổ chức tu hành chi tiết nhất:
Chú thích:
(1) Ban Tôn giáo Chính phủ (đối với tổ chức có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tổ chức có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh); Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với tổ chức có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
(2) Viết tắt tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.
(3) Ghi thông tin địa danh nơi cấp giấy chứng nhận.
(4) Dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác.
(5) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể.
– Tên: Ghi thông tin dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác.
– Tên giao dịch quốc tế (nếu có)
– Tôn chỉ, mục đích: Ghi rõ tôn chỉ mục đích của tổ chức tu hành
– Hệ thống tổ chức: Trình bày chi tiết hệ thống tổ chứ của cơ sở tu hành
– Trụ sở hoặc nơi làm việc: Ghi theo địa chỉ trụ sở hoặc nơi làm việc hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
– Người đứng đầu: (Dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác)
– Họ và tên: Ghi rõ họ tên theo thông tin CMND/CCCD bằng chữ in hoa có dấu
– Tên gọi khác (nếu có)
– Năm sinh: Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
– Giấy CMND số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có), chú ý ghi rõ nơi cấp, cơ quan cấp
– Chức vụ, phẩm trật trong tôn giáo tại thời điểm đăng ký (nếu có)
– Người viết giấy chứng nhận đăng ký: Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu
4. Thủ tục đăng ký các tổ chức tu hành:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Thành phần hồ sơ đăng ký các tổ chức tu hành gồm:
+ Đơn đăng ký các tổ chức tu hành
+ Danh sách tu sĩ
+ Nội quy, quy chế hoặc điều lệ hoạt động, trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức và quản lý, cơ sở vật chất, hoạt động xã hội, hoạt động quốc tế (nếu có) của dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác;
+ Danh sách các cơ sở tu hành trực thuộc dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở về thực trạng tổ chức và hoạt động.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện và nhận kết quả trực tiếp tại Ủy ban nhân dân quận, huyện vào các ngày làm việc trong tuần hoặc nhận kết quả qua đường bưu điện (nếu có yêu cầu).
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
– Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, thì hướng dẫn cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, thì hướng dẫn cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
+ Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ
– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối với các tổ chức tu hành tập thể có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Thời hạn là 15 ngày
– Đối với các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh thời hạn là 20 ngày làm việc
– Đối với các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thời hạn là 30 ngày làm việc
Tổ chức tôn giáo sau khi được cấp đăng ký được:
– Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, thực hiện lễ nghi, truyền đạo, giảng đạo tại địa điểm sinh hoạt tôn giáo đã đăng ký
– Tổ chức đại hội thông qua hiến chương, điều lệ và các nội dung có liên quan trước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận
– Bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức, mở lớp bồi dưỡng giáo lý
– Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tôn giáo
– Hoạt động từ thiện nhân đạo
Khi thực hiện các hoạt động tôn giáo tổ chức phải tuân thủ quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức có hoạt động tôn giáo liên tục, không vi phạm các quy định của Nghị định này và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo.
Căn cứ pháp lý:- Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.