Để đảm bảo rằng người sáng tạo có thể chống lại việc sử dụng trái phép của tác phẩm như việc sao chép thì việc đăng ký bản quyền là không thể thiếu. Dưới đây là bài viết về Mẫu giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả mới nhất
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả mới nhất:
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHỨNG NHẬN
Tác phẩm : ….. Loại hình : ….
Tác giả : ….
Chủ sở hữu : …..
Đã đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền Tác giả
Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm ….
CỤC TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên )
Số : ….. / / QTG
Cấp cho : ….
2. Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là một bộ phận quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả là loại quyền sở hữu trí tuệ ra đời sớm nhất. Vào giữa thế kỷ XV, khi kỹ thuật in và máy in ra đời, nó đã tạo cơ hội cho ngành công nghiệp mới là in ấn và phát hành sách phát triển với việc xuất bản hàng loạt bản sao các đầu sách một cách nhanh chóng với chi phí thấp và tiết kiệm thời gian. Trong khi đó, nhu cầu học tập thông qua sách, báo cũng ngày một tăng cao đã góp phần đặt ra yêu cầu bảo hộ quyền tác giả và các tác phẩm của họ khỏi bị sao chép trái phép. Hơn nữa, nhu cầu được pháp luật bảo vệ không chỉ đặt ra với các tác giả và các tác phẩm mà còn là đòi hỏi của các nhà xuất bản sách nhằm tránh bị thua lỗ do phải cạnh tranh với sách báo in lậu. Từ đó, các đạo luật về bản quyền đầu tiên tại các nước theo hệ thống thông luật ra đời. Bắt nguồn từ phán quyết của Tòa án Anh quốc về đặc quyền in ấn, Nữ hoàng Anh Anne đã tạo ra bước ngoặt cơ bản ở việc trao quyền in ấn tác phẩm cho tác giả vào năm 1710. Bất cứ ai xâm phạm quyền tác giả bằng cách in lậu hay phát hành sách in lậu đều bị xử phạt. Tiền bồi thường sẽ trả cho người giữ quyền tác giả và chính quyền. Thời hạn độc quyền của tác giả là 14 năm kể từ khi cuốn sách đó được xuất bản lần đầu. Trong vòng 14 năm đó, người này có toàn quyền nhượng lại quyền xuất bản cuốn sách cho người khác. Thời hạn bảo hộ này có thể kéo dài thêm 14 năm nữa nếu tác giả của cuốn sách còn sống, khi thời hạn bảo hộ đầu tiên đã hết.
Quy định về quyền tác giả cùng quyền sở hữu công nghiệp tạo thành hai bộ phận chính của chế định quyền sở hữu trí tuệ và là một chế định pháp luật quan trọng quy định về các vấn đề thiết lập và bảo hộ quyền của những người sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ, các sản phẩm vô hình, phi vật thể của con người. Sản phẩm trí tuệ của con người có thể được chia thành hai loại: Sản phẩm phục vụ nhu cầu tinh thần, giải trí (tác phẩm văn học, nghệ thuật, hội họa, sân khấu, điện ảnh…) và sản phẩm có tác dụng về mặt công nghiệp, thương mại (phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…). Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần (các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật) không bị vi phạm bản quyền. Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO): “Quyền tác giả (coppyright) là một thuật ngữ pháp lý chủ quyền của người sáng tác đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ”.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trong mối liên quan với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Ngoài ra, theo nghĩa rộng thì quyền tác giả là một chế định pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định và bảo hộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quy định việc bảo vệ, khôi phục các quyền đó khi có hành vi xâm phạm. Như vậy, quyền tác giả không chỉ quy định các quyền năng tác giả, người sáng tạo tác phẩm mà còn mở rộng ra các vấn đề khác như đối tượng quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả, thừa kế quyền tác giả, hợp đồng sử dụng tác phẩm.
Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Quyền tác giả chỉ được công nhận khi tác phẩm này của tác giả trực tiếp sáng tạo ra và là tác phẩm có tính sáng tạo.
3. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả:
Bản quyền được ghi nhận cho tác phẩm, bao gồm:
(i) Tác phẩm văn học và khoa học, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy và các tác phẩm khác được thể hiện bằng chữ viết . hoặc các ký tự khác (chữ nổi dành cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu viết . tương tự mà khán giả có thể sao chép dưới nhiều hình thức); (ii) Bài giảng, phát biểu và các bài phát biểu khác; (iii) Tác phẩm báo chí; (iv) Tác phẩm âm nhạc; (v) Tác phẩm sân khấu; (vi) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra bằng quy trình tương tự điện ảnh; (vii) Tác phẩm nghệ thuật tạo hình và tác phẩm của . mỹ thuật ứng dụng; (viii) Tác phẩm nhiếp ảnh; (ix) Công trình kiến trúc; (x) Phác thảo, kế hoạch, bản đồ và bản vẽ liên quan đến nhiếp ảnh .hoặc công trình khoa học; (xi) Văn học dân gian và các tác phẩm văn hóa nghệ thuật dân gian; (xii) Chương trình máy tính và tập hợp dữ liệu.
Mặt khác, loại tác phẩm không thuộc các trường hợp được bảo hộ quyền tác giả . bảo vệ, bao gồm: (i) Tin tức trong ngày đơn thuần là các mục thông tin báo chí; (ii) Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và . tài liệu khác . trong lĩnh vực tư pháp và các bản dịch chính thức của các tài liệu này; (iii) Quy trình, hệ thống, phương thức vận hành, khái niệm, nguyên tắc và dữ liệu.
4. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu phải nộp đơn và tài liệu liên quan (sau đây gọi là đơn) gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thu thập thông tin về tác giả, tác phẩm và chủ sở hữu.
Nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan giấy chứng nhận không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp có tranh chấp, trừ trường hợp có bằng chứng ngược lại.
5. Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền tác giả tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục A1 Chương I Phần II chuẩn hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL năm 2022, hướng dẫn thực hiện các bước trong trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau:
– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Đại diện Phòng Bản quyền tác giả Cục Bản quyền tác giả tại TP.HCM, Đại diện Văn phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan của Cục bản quyền tác giả thành phố Đà Nẵng;
– Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Về cách thức thực hiện, các đơn vị có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới:
– Cục bản quyền tác giả;
– Đại diện Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan Cục Bản quyền tác giả tại TP.HCM;
– Đại diện Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng;
– Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
– Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan ban hành ngày 22-02-2018.
– Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả ban hành ngày 10-11-2016.