Giấy cam kết không tranh chấp phần di sản thừa kế là loại văn bản được sử dụng khi tiến hành phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Do vậy, những người thừa kế sẽ tiến hành mở thừa kế theo pháp luật và phải lập mẫu cam kết. Dưới đây là mẫu giấy cam kết không tranh chấp tài sản thừa kế mới nhất:
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy cam kết không tranh chấp tài sản thừa kế mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——-
VĂN BẢN THOẢ THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, chúng tôi gồm có:
– Ông/Bà …… sinh năm ….., mang CMND số: …. do …. cấp ngày ….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại ….
– Ông/Bà …… sinh năm ….., mang CMND số: ….. do …… cấp ngày ….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại …..
– Ông/Bà ….. sinh năm ….., mang CMND số: ….. do …. cấp ngày ….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại …..
1. QUAN HỆ THỪA KẾ:
Bằng văn bản này, chúng tôi khai nhận đúng sự thật rằng:
– Chúng tôi là vợ/chồng, bố/mẹ, con của ông/bà….., đã chết ngày ….. theo Giấy chứng tử số ….. do UBND … cấp ngày ….
Cho đến khi chết, ông /bà …… không để lại di chúc; không để lại bất kỳ một nghĩa vụ về tài sản nào mà những người thừa kế di sản của ông phải thực hiện.
– Ngoài những người có tên nêu trên, ông/bà …… không có ai là cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, con nuôi, con riêng nào khác, không có nghĩa vụ phải phụng dưỡng, chăm sóc bất kỳ một người nào theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. DI SẢN THỪA KẾ:
Di sản thừa kế do ông/bà …. để lại là quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số ……, do …… cấp ngày ……, thông tin cụ thể như sau:
Thửa đất:
– Thửa đất số: …… Tờ bản đồ số: …..
– Địa chỉ: ….
– Diện tích: …..
– Hình thức sử dụng: ……
– Mục đích sử dụng: ……
– Thời hạn sử dụng: …..
– Nguồn gốc sử dụng: ……
……
3. THOẢ THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ:
Các ông/bà …… (có thông tin như nêu trên) đồng ý nhận toàn bộ di sản thừa kế của ông/bà ……. để lại nêu trên.
Theo đó ông/bà ….. sẽ được nhận …..; ông/bà ….. sẽ được nhận …..; ông/bà ….. sẽ được nhận …
4. CHÚNG TÔI XIN CAM ĐOAN:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế này là đúng sự thật.
– Như đã khai nhận như trên, ngoài chúng tôi ra, không còn ai khác được hưởng quyền thừa kế di sản của ông/bà …… Nếu có người nào chứng minh được họ là người thừa kế hợp pháp của ông/bà……, xuất trình được bản Di chúc có hiệu lực hoặc chứng minh được ông/bà…… có nghĩa vụ tài chính để lại thì chúng tôi hoàn toàn liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc thoả thuận phân chia này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản nào với bất kỳ ai.
– Chúng tôi đã tự đọc lại toàn bộ Văn bản này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình, hậu quả pháp lý của việc ký văn bản này và cùng ký tên dưới đây làm bằng./.
Những người khai nhận di sản thừa kế:
(ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày …. tháng …. năm 20xx (bằng chữ …) tại ……(9),
Tôi ……, Công chứng viên, Phòng Công chứng số …, tỉnh/thành phố ……..
CÔNG CHỨNG:
– Văn bản phân chia tài sản thừa kế này được lập giữa ông/bà ….và ông/bà…….; Những người thừa kế đã tự nguyện thoả thuận phân chia tài sản thừa kế;
– Tại thời điểm công chứng, những người thừa kế đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Sau khi thực hiện niêm yết nội dung phân chia tài sản thừa kế tại ……từ ngày …. tháng …. năm …… đến ngày ….. tháng ….. năm…., Phòng Công chứng không nhận được khiếu nại, tố cáo nào;
– Nội dung Văn bản phân chia tài sản thừa kế không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– ……
– Văn bản phân chia tài sản thừa kế này được lập thành …. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, …..trang), giao cho:
+ ….. bản chính
+ ….. bản chính;
Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng …., quyển số ….TP/CC-SCC/HĐGD.
CÔNG CHỨNG VIÊN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết đơn:
– Đầu tiên, về phần Quốc hiệu và tiêu ngữ: Đây là nội dung bắt buộc phải có trong các mẫu đơn xin cấp giấy xác nhận đất đai, tiêu ngữ và Quốc hiệu sẽ được ghi ở phần đầu và giữa trang của đơn.
– Về thông tin cá nhân của người làm đơn: ghi rõ đầy đủ thông tin họ và tên của người làm cam kết; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; thông tin nơi cư trú của người làm cam kết
– Về thông tin của phần tài sản từ chối:
+ Thông tin cụ thể của phần di sản được hưởng: gồm diện tích thửa đất; vị trí thửa đất được cấp theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào; địa chỉ thửa đất ở đâu; loại đất nào; nguồn gốc của thửa đất;…
– Trình bày lý do đảm bảo cam kết không tranh chấp phần di sản thừa kế
2. Trường hợp nào cần phải có văn bản cam kết không tranh chấp tài sản thừa kế?
Giấy cam kết không tranh chấp phần di sản thừa kế là văn bản do chính chủ người được hưởng di sản thừa kế của người chết đi được chia theo pháp luật. Nội dung đó để hiện rõ ràng việc phân chia tài sản mỗi người như thế nào, thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với phần di sản họ được hưởng, cam kết không có tranh chấp và hưởng đúng quyền lợi của họ như đã thỏa thuận phân chia được ghi nhận trong
Giấy cam kết không có tranh chấp tài sản thừa kế được áp dụng trong các trường hợp thừa kế theo pháp luật, điều này được quy định rõ tại Điều 650
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
– Không có di chúc
– Di chúc không hợp pháp
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Thẩm quyền xác nhận giấy cam kết không tranh chấp tài sản thừa kế:
Giấy cam kết còn phải được công chứng, chứng thực và có chữ ký tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND xã thì mới được coi là có hiệu lực pháp lý.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5
– Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận
– Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở
– Chứng thực di chúc
– Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản
– Chứng thực
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Hồ sơ, thủ tục xin xác minh không có tranh chấp tài sản thừa kế:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ người có nhu cầu làm đơn cần những giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ, sổ hồng)
– Văn bản xác nhận không tranh chấp phần di sản thừa kế
– Giấy tờ tùy thân (thẻ căn cước công dân)
– Sổ hộ khẩu
– Giấy ủy quyền (nếu thông qua ủy quyền)
Mục đích của việc này là làm bằng chứng để chứng minh mảnh đất được mua bán, sang nhượng không có bất cứ tranh chấp hay vi phạm mục đích sử dụng đất của cơ quan chính quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu xin xác nhận nộp hồ sơ xin xác nhận tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau đó, hồ sơ sẽ được kiểm tra. Nếu không có bất kỳ sai sót nào thì người nộp hồ sơ sẽ được nhận giấy hẹn và đợi thẩm định từ cơ quan có thẩm quyền.