Giấy cam kết bảo lãnh là văn bản thể hiện sự cam kết của người bảo lãnh đối với chủ thể có thẩm quyền khi thực hiện bảo lãnh nhân sự. Vậy giấy cam kết bảo lãnh nhân sự là gì? Khi viết giấy cam kết bảo lãnh nhân sự thì người bảo lãnh cần phải chú ý những vấn đề gì?
Mục lục bài viết
1. Giấy cam kết bảo lãnh nhân sự là gì?
2. Mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— o0o ———
GIẤY CAM KẾT BẢO LÃNH NHÂN SỰ
Kính gửi: …
Người bảo lãnh: …
Ngày, tháng, năm sinh: …. Tại:…
Thường trú tại:…
Quan hệ người được bảo lãnh:…
Số điện thoại liên hệ:…
Trong quá trình làm việc, nếu ông/bà:………… có gây tổn thất đến tài sản của Công ty ………. thì phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp Ông/bà: ….. không có khả năng bồi thường thì người bảo lãnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó cho Công ty.
Tôi cam kết nội dung trên là đúng sự thật, nếu có gì sai trái sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Địa danh, ngày…….. tháng…….. năm 20…
Xác nhận của UBND Phường, xã
Người bảo lãnh
( ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết giấy cam kết bảo lãnh nhân sự:
Một mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự để được chấp thuận cần phải lưu ý những nội dung thông tin như sau:
+ Thông tin cá nhân về người bảo lãnh, đảm bảo các thông tin được khai phải thật đầy đủ, và chính xác. Đồng thời, điều kiện để bảo lãnh cũng cần được ghi một cách trung thực, không gây sự mập mờ.
+ Mục đích bảo lãnh cũng cần phải được ghi thật rõ ràng để phía cơ quan có thẩm quyền đủ cơ sở xem xét, đưa ra quyết định có chấp thuận việc bảo lãnh hay không.
+ Nêu ra lý do viết đơn bảo lãnh, ở phần thông tin này, người bảo lãnh cần phải viết đơn trình bày cụ thể về lý do mình đứng ra bảo lãnh. Bên cạnh đó, người bảo lãnh cũng phải cam kết chịu mọi trách nhiệm đối với người bảo lãnh.
Giấy cam kết bảo lãnh nhân sự cũng cần có quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng viết giấy, tên văn bản. Cuối cùng là phần xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, chữ ký của người bảo lãnh.
4. Thủ tục bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam:
Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Trong đó, đối tượng người nước ngoài được quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 là những đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam cho mục đích công vụ, ngoại giao.
Giấy tờ cần chuẩn bị
+ Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
+ Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức;
+ Văn bản đề nghị cấp thị thực.
Trình tự thực hiện
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh nộp hồ sơ mời, bảo lãnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
+ Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.
5. Quy định về bảo lãnh Ngân hàng:
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
+ Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:
– Văn bản đề nghị bảo lãnh;
– Tài liệu về khách hàng;
– Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
– Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
– Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
+ Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.
Cam kết bảo lãnh được quy định cụ thể tại Điều 15, Thông tư
1. Cam kết bảo lãnh phải có các nội dung sau:
– Các quy định pháp luật áp dụng;
– Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;
– Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
– Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
– Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
– Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
– Nghĩa vụ bảo lãnh;
– Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
– Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
– Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, cam kết bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định, tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh và tuân thủ quy định pháp luật.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ các nội dung của thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh tại Thông tư này để thiết kế, in ấn và ban hành mẫu cam kết bảo lãnh phù hợp với từng hình thức bảo lãnh, loại hình bảo lãnh áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về quy trình, trách nhiệm thực hiện việc thiết kế, in ấn, phát hành và sử dụng mẫu cam kết bảo lãnh đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định pháp luật.
5. Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hình thức và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả.