Việc bảo lãnh cho người nước ngoài sang Việt Nam là bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng trong nhiều trường hợp cụ thể. Những người có trách nhiệm bảo lãnh cho người nước ngoài sang Việt Nam sẽ phải thực hiện việc cam kết bảo lãnh nhân sự. Mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự được sử dụng trong trường hợp đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự là gì?
Mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn và có ý nghĩa cũng như những vai trò quan trọng. Giấy cam kết bảo lãnh nhân sự có thể hiểu cơ bản chính là giấy được dùng khi một chủ thể là người đứng ra để bảo lãnh cho một người lao động khi đang làm việc tại các công ty, làm việc tại doanh nghiệp để quyền và nghĩa vụ của chủ thể là người lao động được đảm bảo. Đây cũng được xem là căn cứ để đơn vị sử dụng lao động giảm bớt được các rủi ro liên quan đến lĩnh vực về quản lý đối với người lao động.
Mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự được biết đến là văn bản cam kết do chủ thể là người bảo lãnh lập, được sử dụng nhằm mục đích để có thể giảm bớt các rủi ro liên quan đến quản lý lao động cho chủ thể là người sử dụng lao động, theo đó, một cá nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh cho chủ thể là người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Từ mẫu giấy cam kết bảo lãnh dân sự này, quan hệ bảo lãnh được hình thành. Mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự cần điền đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin các nhân; Các thông tin về người được bảo lãnh cũng phải điền đầy đủ, chính xác và nêu cụ thể lý do viết đơn bảo lãnh. Mẫu giấy bảo lãnh nhân sự do bên bảo lãnh lập nhằm cam kết trách nhiệm của mình, có ký và ghi rõ họ tên của mình ở cuối văn bản.
2. Mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
BẢN CAM KẾT BẢO LÃNH DÂN SỰ
Kính gửi:
– Ban Giám đốc Công ty ………
– Bộ phận Nhân sự – Công ty …….
Hôm nay, ngày ..… tháng ..… năm …… tại ……
Tên tôi là: …… Số điện thoại liên hệ ……
Số CMND:……… Ngày cấp … Nơi cấp ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Địa chỉ hiện tại:……
Tôi viết đơn này xin được tự nguyện cam kết bảo lãnh cho người thân của tôi để làm công việc ……. tại Công ty …
Ông/ bà: ….. Số điện thoại liên hệ …
Số CMND:…Ngày cấp ……….. Nơi cấp …
Hộ khẩu thường trú:……
Có quan hệ với tôi là:……
Trong suốt quá trình Ông/bà:….. làm việc tại Công ty cổ phần Giao hàng Tiết kiệm, nếu ông/bà: ….. có phát sinh bất cứ thiệt hại gì cho Công ty và nhân viên Công ty có liên quan đến trách nhiệm dân sự thì phải bồi thường theo quy định của Công ty cũng như quy định của pháp luật.
Trong trường hợp, ông/bà …….. không có khả năng bồi thường hoặc Công ty không liên hệ được để giải quyết sự việc, thì tôi với tư cách là người bảo lãnh sẽ có trách nhiệm đứng ra giải quyết sự việc và chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty đối với toàn bộ những thiệt hại mà ông/bà ….….. đã gây ra.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung trong văn bản này là đúng sự thật, nếu có bất cứ điều gì sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……., ngày ….. tháng……. năm…
Người được bảo lãnh
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người được bảo lãnh
(Ký và ghi rõ họ tên)
(*): Chính quyền địa phương chỉ có trách nhiệm xác nhận những cá nhân kê khai ở trên là nhân thân của người lao động và xác nhận chữ ký cam kết bảo lãnh, Không có trách nhiệm giải quyết các phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp (nếu có).
Xác nhận của UBND xã (phường) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú……
3. Giấy cam kết bảo lãnh nhân sự chuẩn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— o0o ———
GIẤY CAM KẾT BẢO LÃNH NHÂN SỰ
Kính gửi: Công ty ….
Người bảo lãnh: …..
Ngày, tháng, năm sinh: …….. tại: …
CMND số: ……… cấp ngày …../……/…… tại ……
Thường trú tại:….
Quan hệ người được bảo lãnh:…
Số điện thoại liên hệ:……
Trong quá trình làm việc, nếu ông/bà:……. có gây tổn thất đến tài sản của Công ty …… thì phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp Ông/bà: …… không có khả năng bồi thường thì người bảo lãnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó cho Công ty.
Tôi cam kết nội dung trên là đúng sự thật, nếu có gì sai trái sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…., ngày…….. tháng…….. năm 20……..
Xác nhận của UBND Phường, xã
Xác nhận của UBND Phường, xã
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự:
Bảo lãnh nhân sự được hiểu chính là một thủ tục hành cần thiết mà bên sử dụng lao động thường đặt ra đối với người lao động với mục đích là để nhằm có thể giúp giảm thiểu tối đa những rủi do mà người lao động gây ra, bảo đảm thực hiện các quy tắc về an toàn trong quá trình người lao động làm việc tại công ty.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự. Tuy nhiên mẫu giấy cam kết bảo lãnh nhân sự sẽ cần có đầy đủ các thông tin như sau:
– Quốc hiệu tiêu ngữ, đây là phần không thể thiếu trong các văn bản; tiếp theo là ngày, tháng năm.
– Tiếp đó là tên: GIẤY CAM KẾT BẢO LÃNH NHÂN SỰ.
– Thông tin của người bảo lãnh như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ thường trú; quan hệ với người được bảo lãnh; số điện thoại liên hệ.
– Thông tin của người được bảo lãnh như họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
– Cam kết về việc bảo lãnh. Ví dụ: trong quá trình làm việc tại công ty nếu ông/bà….(người được bảo lãnh) gây tổn thất đến tài sản của công ty thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định.
– Trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng bồi thường thiệt hại thì người bảo lãnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
– Cam kết nội dung thông tin đã khai.
– Cuối cùng là xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường và chữ ký của người bảo lãnh.
Bên cạnh đó thì khi viết giấy cam kết bảo lãnh nhân sự cũng sẽ cần lưu ý những thông tin dưới đây:
– Khi các chủ thể viết các thông tin về người bảo lãnh cần điền đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin các nhân. Điều kiện bảo lãnh đối với nhân sự cũng sẽ cần phải ghi trung thực không được mập mờ hoặc ghi không chính xác.
– Các thông tin về chủ thể là người được bảo lãnh cũng phải điền đầy đủ, chính xác. Mục đích của việc bảo lãnh cũng sẽ cần ghi rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xem xét để nhằm đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận việc bảo lãnh.
– Đối với lý do viết đơn bảo lãnh: Chủ thể là người bảo lãnh cần làm đơn trình bày rõ về lý do đứng ra bảo lãnh cho người được bảo lãnh và có cam kết chịu trách nhiệm về người được bảo lãnh.
5. Tìm hiểu về bảo lãnh:
Theo Điều 335 của Bộ luật dân sự 2015 quy định khái niệm bảo lãnh như sau: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì bảo lãnh được hiểu cơ bản chính là một hình thức đảm bảo khá phổ biến và mang tính rủi ro thấp. Bên cạnh đó thì mục đích của quy định bảo lãnh này đó là nhằm có thể tạo điều kiện để thực hiện được các công việc liên quan nhanh chóng.
Cũng cần lưu ý rằng đối với các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, từ quy định được nêu trên chúng ta có thể hiểu bảo lãnh là hành vi cam kết của chủ thể là người thứ ba thay cho bên thực hiện nghĩa vụ đối với một cá nhân hay tổ chức khác. Theo đó, nếu chủ thể là bên có nghĩa vụ đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà không tiến hành hoặc thực hiện không đúng thì bên bảo lãnh sẽ phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đó theo đúng với cam kết.
Cùng với đó, pháp luật nước ta cũng cho phép việc nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ. Trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ thì các cá nhân phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.
6. Công chứng giấy cam kết bảo lãnh nhân sự:
Hiện nay, căn cứ theo quy định pháp luật thì thủ tục công chứng chỉ áp dụng với các hợp đồng, giao dịch khác hoặc các bản dịch theo khái niệm công chứng của
”Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Như vậy, ta nhận thấy, từ quy định được nêu trên thì ta hiểu công chứng giấy cam kết bảo lãnh nhân sự không phải là cách gọi đúng về mặt pháp lý, để làm tăng tính xác thực, giá trị của giấy bảo lãnh nhân sự, các chủ thể sẽ có thể thực hiện chứng thực chữ ký trong giấy bảo lãnh nhân sự. Theo đó, các chủ thể sẽ phải chuẩn bị: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng và giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký, cụ thể trường hợp này chính là Giấy chứng nhận bảo lãnh. Sau đó sẽ đến Ủy ban nhân dân hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký.