Bảo lãnh xin việc làm về bản chất được thực hiện thông qua phương thức bảo lãnh. Ở đó, việc bảo lãnh nhằm đứng ra bảo đảm, cam kết để bên được bảo lãnh có được cơ hội việc làm. Trong đó, bảo lãnh được nhắc đến điển hình trong quan hệ pháp luật Dân sự. Cùng phát triển các ý nghĩa trong quan hệ bảo lãnh đối với nhu cầu xin việc làm cho người bảo lãnh.
Mục lục bài viết
1. Giấy bảo lãnh xin việc được hiểu như thế nào?
Bảo lãnh xin việc về bản chất vẫn được thực hiện bằnh bảo lãnh. Đây là thỏa thuận, thống nhất được các bên trong giao dịch thực hiện. Từ đó mang đến biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc làm.
Bảo lãnh là gì?
Trước khi tìm hiểu về mẫu giấy bảo lãnh xin việc là gì thì ta cần hiểu về khái niệm bảo lãnh. Bảo lãnh được pháp luật quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự.
Quan hệ bảo lãnh xác định quyền cũng như trách nhiệm của bên bảo lãnh. Từ đó nghĩa vụ phát sinh cho bên bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không đảm bảo hiệu quả làm việc.
Theo quy định trên thì bảo lãnh có thể hiểu là việc bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng. Bảo lãnh xin việc làm mô tả chi tiết các vấn đề phát trên.
Thời điểm, các thức thực hiện bảo lãnh:
Thời điểm của bên bảo lãnh được thực hiện khi đến thời hạn nghĩa vụ bảo lãnh đã đến thời hạn hoặc có thỏa thuận khác về thời điểm. Để đảm bảo rằng phải có một bên đứng ra thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền. Ở đây, người được bảo lãnh được nhận vào làm, và họ phải thực hiện các nghĩa vụ việc làm.
Nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ đó thì bên nhận bảo lãnh phải thực hiện thay.
Cách thức thực hiện bảo lãnh là bên nhận bảo lãnh sẽ sử dụng tài sản hoặc bằng công sức của mình thực hiện nghĩa vụ thay. Từ đó mà quyền lợi của bên có quyền được đảm bảo. Cũng như nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh trong nghĩa vụ của các bên.
Bảo lãnh xin việc là gì?
Giấy bảo lãnh xin việc là loại giấy tờ khá quen thuộc, thường được sử dụng với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Trong đó, người lao động được người khác bảo lãnh, giúp họ có đủ điều kiện để doanh nghiệp tuyển dụng làm việc. Đồng thời cũng ràng buộc các bên trong phát sinh quan hệ bảo lãnh.
Nhờ có giấy bảo lãnh mà các bên có căn cứ xác định đâu là bên có quyền, đâu là bên phải thực hiện nghĩa vụ.
Bảo lãnh xin việc được hiểu là việc người có trách nhiệm bảo lãnh sẽ cam kết bảo lãnh cho người xin việc về việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người được bảo lãnh vi phạm. Do đó mà người lao động có thể đảm bảo quyền lợi, phòng ngừa được rủi ro nếu người lao động vi phạm.
Giấy bảo lãnh xin việc là gì?
Giấy bảo lãnh xin việc phải trình bày đủ cam kết, phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó, đây là văn bản ghi nhận những nội dung mà một cá nhân, tổ chức (người bảo lãnh) cam kết thực hiện việc bồi thường cho người sử dụng lao động khi người được bảo lãnh vi phạm. Giúp người sử dụng lao động có niềm tin để thuê người lao động làm việc tại đơn vị mình.
Giấy bảo lãnh xin việc được sử dụng nhằm giảm bớt các rủi ro liên quan đến quản lý lao động cho người sử dụng lao động. Cũng như đảm bảo hiệu quả khi các tổ chức muốn giới thiệu người lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Mẫu giấy bảo lãnh xin việc làm tiếnh Anh là Sample letter of guarantee for job application.
3. Mẫu giấy bảo lãnh xin việc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày … tháng … năm….
GIẤY BẢO LÃNH XIN VIỆC
Kính gửi: Công ty …
Người bảo lãnh:……..
Ngày sinh:………..
Nơi sinh:……….
CMND số:…….Ngày cấp:… tháng…… năm …….tại …….
Thường trú tại: ………..
Số điện thoại liên hệ: ………..
Quan hệ người được bảo lãnh:……..
Số điện thoại liên hệ:…………
Trong quá trình làm việc, nếu ông … có gây tổn thất đến tài sản của Công ty ….… thì sẽ thực hiện bồi thường thiệt hại.
Nếu trong trường hợp ông… không có khả năng bồi thường thì người bảo lãnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó cho Công ty……..
Tôi cam kết nội dung trên là đúng sự thật, nếu có gì sai trái sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của UBND Phường, xã
| Người bảo lãnh Kí và ghi rõ họ tên |
4. Yêu cầu về nội dung?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về mẫu giấy bảo lãnh xin việc. Pháp luật vẫn cho phép các bên liên quan được thỏa thuận, thống nhất phù hợp nhất cách thức, phạm vi bảo lãnh nghĩa vụ. Do đó cũng không có quy định về các nội dung trong giấy bảo lãnh xin việc. Tùy thuộc nhu cầu cũng như xác định trên các quyền lợi tiếp cận thực tế mà doanh nghiệp có thể yêu cầu phạm vi cần bảo lãnh.
Các bên thỏa thuận trên tinh thần quy định pháp luật.
Tuy nhiên, thông thường để đáp ứng tính đầy đủ và hợp lý thì giấy bảo lãnh xin việc cần có những nội dung như sau:
4.1. Phần mở đầu:
+ Đầu tiên là phần: Quốc hiệu tiêu ngữ.
+ Địa chỉ, ngày tháng năm lập văn bản: Để xác định thông tin cần phản ánh của một văn bản hành chính được lập. Cũng như giúp quản lý, nắm bắt thông tin liên quan về thỏa thuận tiến hành bảo lãnh.
Ví dụ: Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2021.
+ Tên văn bản: Phải bảo quát nội dung chính, chủ yếu được triển khai trong giấy bảo lãnh. Ở đây mục đích được xác định là bảo lãnh để xin việc cho người được bảo lãnh. Do đó có thể xác định tên giấy là:
GIẤY BẢO LÃNH XIN VIỆC
4.2. Phần nội dung của giấy bảo lãnh:
– Thông tin của người bảo lãnh:
Thông tin người bảo lãnh gồm có:
+ Họ và tên của người bảo lãnh.
+ Các thông tin cá nhân được ghi trên giấy tờ tùy thân. Như ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ thường trú;
+ Quan hệ với người được bảo lãnh;
+ Cách thức liên hệ như số điện thoại, địa chỉ nơi ở hoặc làm việc hiện tại.
– Thông tin của người được bảo lãnh gồm:
+ Các thông tin cá nhân của người được bảo lãnh. Như Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân.
+ Địa chỉ thường trú.
+ Số điện thoại liên hệ.
– Nội dung bảo lãnh xin việc:
Phần nội dung này thông thường người bảo lãnh sẽ cam kết về nghĩa vụ bảo lãnh tương ứng. Rằng nếu người được bảo lãnh trong quá trình làm việc cho người sử dụng lao động mà gây ra thiệt hại thì nếu người được bảo lãnh không thực hiện được bồi thường thì người bảo lãnh sẽ tiến hành bồi thường cho người sử dụng lao động.
Do đó các nghĩa vụ được xác định cho người bảo lãnh nếu người được bảo lãnh vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ.
– Các xác nhận cam kết:
+ Cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Phải đảm bảo nghĩa vụ của mình, bởi nhờ cơ quan khác bảo lãnh họ mới có được việc làm. Cũng như bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ được thỏa thuận.
+ Cuối cùng là xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường và chữ ký của người bảo lãnh. Phải có xác nhận của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước. Để đảm bảo giá trị áp dụng, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng cho các bên.
5. Hướng dẫn viết giấy bảo lãnh xin việc:
Các yêu cầu về nội dung được trình bày bên trên cần được tuân thủ, triển khai đầy đủ trong giấy bảo lãnh. Ngoài ra trên thực tế, các bên có thể thỏa thuận chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm ràng buộc. Miễn là các nội dung thỏa thuận đó không trái với tinh thần của các quy định pháp luật liên quan.
Khi viết giấy bảo lãnh xin việc cần lưu ý những thông tin như sau:
– Khi viết các thông tin về người bảo lãnh cần điền đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin các nhân. Từ đó ràng buộc về thông tin liên quan cũng như trách nhiệm bảo lãnh của họ. Từ đó mới đảm bảo ý nghĩa, quyền lợi của các bên liên quan khi nhận người lao động vào làm việc.
– Các thông tin về người được bảo lãnh cũng phải điền đầy đủ, chính xác. Qua đó ràng buộc trách nhiệm của họ khi thực hiện nhiệm vụ công việc. Đặc biệt là đối tượng này được hưởng quyền bảo lãnh, nghĩa vụ đối với bên bảo lãnh sau khi được bảo lãnh.
– Mục đích của việc bảo lãnh cần ghi rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xem xét để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận việc bảo lãnh. Qua đó thấy được ý nghĩa giấy bảo lãnh được lập, cũng như tinh thần quy định pháp luật liên quan.
– Lý do viết đơn bảo lãnh:
Người bảo lãnh cần làm đơn trình bày rõ về lý do đứng ra bảo lãnh cho người được bảo lãnh. Phải thể hiện được quan hệ giữa các đối tượng, qua đó ràng buộc các bên, thuyết phục về tính chất bảo lãnh được thực hiện.
Bên bảo lãnh cũng phải cam kết chịu trách nhiệm thực hiện thực nghĩa bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm mà không thực hiện bồi thường.
– Cuối cùng cần ghi rõ cam kết các nội dung trong văn bản là đúng sự thật và chịu trách nhiệm nếu có sự sai trái. Các bên cam kết tuân thủ nội dung, chịu trách nhiệm đối với cá nghĩa vụ của mình.
Căn cứ pháp lý: