Bảo lãnh được coi là một trong các hình thức thực hiện biện pháp bảo đảm bên cạnh các hình thức khác gồm: Cầm cố tài sản; thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, tín chấp, cầm giữ tài sản. Dưới đây là mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự mới nhất:
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
BẢN CAM KẾT BẢO LÃNH DÂN SỰ
Kính gửi: | Ban Giám đốc Công ty ……………. |
Bộ phận Nhân sự – Công ty ………….. |
Hôm nay, ngày ..… tháng ..… năm …… tại ……
Tên tôi là: …… Số điện thoại liên hệ ……
Số CMND/CCCD:……Ngày cấp ……… Nơi cấp ……
Hộ khẩu thường trú: ………
Địa chỉ hiện tại:……
Tôi viết đơn này xin được tự nguyện cam kết bảo lãnh cho người thân của tôi để làm công việc ……. tại Công ty ……..
Ông/ bà: ……… Số điện thoại liên hệ ……
Số CMND/CCCD:………Ngày cấp …… Nơi cấp …
Hộ khẩu thường trú:……
Có quan hệ với tôi là:………
Trong suốt quá trình Ông/bà:……. làm việc tại Công ty cổ phần Giao hàng Tiết kiệm, nếu ông/bà: ……… có phát sinh bất cứ thiệt hại gì cho Công ty và nhân viên Công ty có liên quan đến trách nhiệm dân sự thì phải bồi thường theo quy định của Công ty cũng như quy định của pháp luật.
Trong trường hợp, ông/bà ………. không có khả năng bồi thường hoặc Công ty không liên hệ được để giải quyết sự việc, thì tôi với tư cách là người bảo lãnh sẽ có trách nhiệm đứng ra giải quyết sự việc và chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty đối với toàn bộ những thiệt hại mà ông/bà …….. đã gây ra.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung trong văn bản này là đúng sự thật, nếu có bất cứ điều gì sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người bảo lãnh (Ký và ghi rõ họ tên) | ……., ngày ….. tháng……. năm………. Người được bảo lãnh (Ký và ghi rõ họ tên) |
(*): Chính quyền địa phương chỉ có trách nhiệm xác nhận những cá nhân kê khai ở trên là nhân thân của người lao động và xác nhận chữ ký cam kết bảo lãnh, Không có trách nhiệm giải quyết các phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp (nếu có).
Xác nhận của UBND xã (phường) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………
Lưu ý: khi viết
2. Thế nào là bảo lãnh dân sự?
Bảo lãnh theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 được hiểu là người thứ ba gọi là bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh là bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nghĩa vụ đó.
Do đó, bảo lãnh dân sự được hiểu là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Phạm vi bảo lãnh được thực hiện như sau:
– Việc cam kết bảo lãnh có thể áp dụng bảo lãnh một phần hoặc bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho bên được bảo lãnh.
– Các bên có thể thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Nghĩa vụ bảo lãnh sẽ được áp dụng bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác.
– Nếu nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, trường hợp sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại thì khi đó phạm vi bảo lãnh sẽ không bao gồm nghĩa vụ phát sinh.
(căn cứ Điều 336 Bộ luật dân sự 2015).
3. Khi nào thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dân sự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh khi nằm trong trường hợp sau:
– Bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.
– Bên được bảo lãnh không có khả năng để được thực hiện nghĩa vụ.
– Bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận.
– Bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ như cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng.
– Bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
– Các cơ sở khác nếu pháp luật liên quan có quy định.
Lưu ý:
Khi xảy ra các trường hợp theo quy định như trên, bên nhận bảo lãnh sẽ phải có trách nhiệm thông báo cho bên bảo lãnh được biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Nếu như căn cứ bên được bảo lãnh đưa ra không phù hợp thì bên bảo lãnh được quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng của mình.
Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng thời gian các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp các bên không tiến hành thỏa thuận về mặt thời gian cụ thể, do đó pháp luật quy định thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng được thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh xong, bên bảo lãnh sẽ thông báo việc đó đến cho bên được bảo lãnh nắm được.
Nếu như bên được bảo lãnh vẫn đang thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì khi đó quyền của bên bảo lãnh được phép yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.
4. Chấm dứt bảo lãnh dân sự khi nào?
Theo quy định tại Điều 343 Bộ luật dân sự 2015, việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo thỏa thuận của các bên:
Nghĩa vụ bảo lãnh dân sự chấm dứt khi các bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, hoặc các bên thỏa thuận về việc chấm dứt nghĩa vụ. Biện pháp bảo lãnh về bản chất phát sinh đồng thời với nghĩa vụ chính, và khi hợp đồng chính hết hiệu lực thì hợp đồng bảo lãnh cũng sẽ chấp dứt.
– Các bên hủy bỏ biện pháp bảo lãnh, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác:
Khi các bên hủy bỏ hợp đồng bảo lãnh thì đương nhiên các bên sẽ không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với nhau, theo đó, bên bảo lãnh không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình với bên nhận bảo lãnh.
Và khi hủy bỏ biện pháp bảo lãnh, các bên có thể thương thảo áp dụng hình thức bảo đảm khác tiếp theo theo quy định của pháp luật về bảo đảm.
– Bên bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ và thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh của mình:
Về cơ bản, bảo lãnh được xác lập để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chính, khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ, thì bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó. Vậy khi bên bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh, thì nghĩa vụ xem như là đã chấm dứt.
– Các bên có sự thỏa thuận chấm dứt việc bảo lãnh:
Bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể thỏa thuận chấm dứt biện pháp bảo lãnh trên tinh thần tự nguyện, không đe dọa, cưỡng ép. Khi biện pháp bảo lãnh chấm dứt thì nghĩa vụ thực hiện hợp đồng sẽ trở thành không có biện pháp bảo đảm, do vậy bên có nghĩa vụ trong hợp đồng phải tự mình thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền trong hợp đồng nếu vi phạm nghĩa vụ hai bên đã thỏa thuận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015.
– Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
THAM KHẢO THÊM: