Giáo án hay còn gọi là đề cương bài giảng (KHBD) . Giáo án công nghệ với nội dung được biện tập kĩ càng gồm các bài giảng cụ thể giúp thầy cô thuận tiện và nhanh chóng trong việc lên kế hoạch dạy học. Dưới đây là giáo án dạy môn Công nghệ cấp THCS. Để hỗ trợ thầy cô, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu mẫu giáo án minh họa môn Công nghệ mô đun 2 THCS.
Mục lục bài viết
1. Nội dung mô đun 2:
Mô đun 2 “Áp dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:
– Những xu hướng hiện đại trong phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT;
– Lựa chọn, áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học hiệu quả để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo nội dung/mục tiêu giáo dục của Chương trình GDPT 2018;
– Lựa chọn, sử dụng các kĩ thuật dạy học và giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học/THCS/THPT.
2. Mẫu giáo án minh họa môn Công nghệ mô đun 2 THCS:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ DỰ CHỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Công nghệ; Lớp: 7
Thời lượng: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực | Yêu cầu cần đạt | STT của YCCĐ |
1. Năng lực đặc thù | ||
Nhận thức công nghệ | – Nhận biết được các loại thức ăn cho vật nuôi | (1) |
– Nhận biết được chất dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi | (2) | |
– Nhận biết ý nghĩa của các loại thức ăn đối với sức khỏe vật nuôi – Có ý thức tiết kiệm, biết cách bảo quản và chế biến một số thức ăn vật nuôi. | (3) | |
Sử dụng công nghệ | – Hình thành kĩ năng nhận biết thức ăn, cách chế biến và dự chữ thức ăn cho từng loại vật nuôi | (4) |
– Rèn luyện sự quan sát và nhận biết trong thực tiễn chăn nuôi. | (5) | |
2. Năng lực chung | ||
Năng lực giao tiếp và hợp tác | – Phân công nhiệm vụ nhóm rõ ràng, phối hợp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ | (6) |
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo | – Xây dựng được quy trình sản xuất, chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi đạt chất lượng và hiệu quả cao | (7) |
3. Phẩm chất chủ yếu | ||
Phẩm chất chăm chỉ | – Có ý thức chăm chỉ trong học tập, lao động | (8) |
Phẩm chất trách nhiệm | – Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động | (9) |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Bài giảng điện tử, SGK, bút lông, băng keo, kéo, thẻ hình ảnh các loại thức ăn vật nuôi, bảng đánh giá nhóm, , bộ tranh ảnh các loại
– Phiếu học tập số 1, số 2, số 3
2. Chuẩn bị của học sinh
– Giấy A0, SGK, vở viết, bút, …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (Thời gian) | Mục tiêu (STT yêu cầu cần đạt) | Nội dung dạy học trọng tâm | Phương pháp, kĩ thuật dạy học | Phương án đánh giá |
Hoạt động 1. Khởi động (10phút) | (1) (8) (9) | Các loại thức ăn giàu protein, giàu gluxit, thức ăn thô | Trực quan, vấn đáp | |
Hoạt động 2.Tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề ( 65 phút) | ||||
2.1. Tìm hiểu các phương pháp sản xuất thức ăn (15 phút) | (1) (3) (8) (9) | Các phương pháp sản xuất thức ăn | Dạy học theo nhóm Kĩ thuật khăn trải bàn | HS tự đánh giá. HS các nhóm đánh giá nhau GV đánh giá bằng phiếu đánh giá hoạt động nhóm |
2.2. Tìm hiểu các phương pháp chế biến thức ăn (20 phút) | (2) (3) (6) (8) (9) | Các phương pháp chế biến thức ăn | Làm việc theo nhóm, thuyết trình | HS tự đánh giá. HS các nhóm đánh giá nhau GV đánh giá bằng phiếu đánh giá hoạt động nhóm |
2.3. Tìm hiểu về các phương pháp dự chữ thức ăn (30 phút) | (4) (5) (6) (7) (8) (9) | Các phương pháp dự chữ thức ăn | Dạy học giải quyết vấn đề. Kĩ thuật phòng tranh | HS tự đánh giá. HS các nhóm đánh giá nhau GV đánh giá bằng phiếu đánh giá hoạt động nhóm |
Hoạt động 3. Luyện tập, vận dụng (10 phút) | (1) (6) (8) (9) | Bài tập | Dạy học theo nhóm Kĩ thuật khăn trải bàn | HS tự đánh giá. HS các nhóm đánh giá nhau GV đánh giá bằng phiếu đánh giá hoạt động nhóm |
Hoạt động 4. Mở rộng (5 phút) | (1) (2) (3) (4) (5) | Trình chiếu hình ảnh, video một số cơ sở sản xuất, chế biến và dự trữ thức ăn | Dạy học trực quan. |
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1. Khởi động (10 phút) 1. Mục tiêu:(1), (8), (9) 2. Tổ chức hoạt động – Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS chuẩn bị phiếu học tập số 01 – Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV Trình chiếu hình ảnh, video một số cơ sở sản xuất, chế biến và dự trữ thức ăn . HS vừa xem trình chiếu vừa ghi lại tên các loại thức ăn dùng để chế biến, dự trữ cho vật nuôi. – Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập + GV đưa ra đáp án + HS chủ động kiểm tra đã trả lời được bao nhiêu câu đúng 3. Sản phẩm học tập – Bảng ghi tên các phương pháp sản xuất, phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi của từng cá nhân trên giấy A5 (phiếu học tập số 1, số 2, số 3) 4. Phương án đánh giá – HS tự nhận xét kết quả trả lời của mình |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, giải quyết vấn đề(65 phút) 2.1. Tìm hiểu cách phân loại thức ăn (15 phút) 1. Mục tiêu:(1), (3), (8), (9) 2. Tổ chức hoạt động – Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lý thời gian (vai trò sẽ luân phiên ở các hoạt động sau) + Giáo viên phát giấy A0, thẻ hình ảnh các loại thức ăn vật nuôi cho mỗi nhóm. – Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm + Thư ký nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo – Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đại diện nhóm báo cáo và giải thích 3. Sản phẩm học tập – Bảng báo cáo kết quả làm việc nhóm (phiếu học tập số 1, số 2, số 3) 4. Phương án đánh giá – Nhóm nhận xét chéo – HS nghe nhận xét và rút kinh nghiệm – Gv: Nhận xét, kết luận |
Hoạt động 3. Luyện tập, vận dụng( 10 phút) 1. Mục tiêu: Chốt lại nội dung kiến thức chính, trọng tâm của bài học. 2. Tổ chức hoạt động Giáo viên chia lớp thành các nhóm Giáo viên phát giấy A0, phiếu bài tập cho các nhóm. 3. Sản phẩm học tập – Các em học sinh trình bày các phiếu học tập mà giáo viên cho – Giáo viên chốt lại . kết luận 4. Phương án đánh giá – Học sinh đánh giá chéo. Giáo viên kết luận cuối cùng và chốt kiến thức |
Hoạt động 4. Mở rộng( 5 phút) Mục tiêu: (1) (6) (8) (9) 2. Tổ chức hoạt động Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh 3. Sản phẩm học tập – Bảng kết quả phiếu học tập mà giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện 4. Phương án đánh giá – Nhóm nhận xét chéo – HS nghe nhận xét và rút kinh nghiệm – Gv: Nhận xét, kết luận |
V. Hồ sơ dạy học
1. Nội dung dạy học cốt lõi
– Mục đích của sản xuất chế biến và dự trữ thức ăn đối với vật nuôi
– Các phương pháp sản xuất chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
2. Các hồ sơ khác
Các phiếu học tập, tranh ảnh, giấy tờ phục vụ bài dạy
3. Căn cứ khi soạn giáo án:
Phân phối khung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng trong sách giáo viên và tài liệu hướng dẫn.
Điều kiện cơ sở vật chất: thư viện, phòng máy tính, thiết bị dạy học.
Đặc điểm nội dung bài học, tiết học
Trình độ tiếp nhận của học sinh
4. Từng bước quan trọng khi soạn giáo án
Xác định mục tiêu: kiến thức, kỹ năng và thái độ (tuỳ theo chuẩn của Bộ GD, đúng trọng tâm, chống đi chệch hướng, không sa vào quá tải nội dung)
Xác định phương pháp chính (tuỳ theo điều kiện thực tế, cơ sở vật chất của nhà trường, tuỳ theo năng lực của học sinh và tuỳ từng nội dung của tiết giảng)
Trình bày từng hoạt động cụ thể (mỗi hoạt động đều thiết kế căn cứ trên mục tiêu của bài học, sau các hoạt động là bắt đầu bước vào mục tiêu)
5. Những bước cụ thể khi soạn giáo án
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Sau khi hoàn thành bài học, tiết học của học sinh đạt những yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Căn cứ theo chuẩn kiến thức mà xác định từng cấp độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) cụ thể của bài học (đặc biệt là chuẩn kiến thức, kỹ năng trong SGK, SGV. ..) .
Bước 2: Xác định phương pháp chính
Định hướng Phương pháp chính được sử dụng trong bài dạy.
Ngoài phương pháp cơ bản ra trong các hoạt động cụ thể của bài học chúng ta sẽ đưa thêm những phương pháp nào khác thích hợp với đặc thù.
Để xác định được phương pháp có thể sử dụng thì chúng ta cần phải biết dựa theo:
Điều kiện cơ sở vật chất: bàn ghế, phòng máy tính, thiết bị dạy học.
Đặc điểm nội dung bài học, tiết giảng
Trình độ tiếp nhận của học sinh
Bước 3: Chuẩn bị tài liệu dạy – học
Chuẩn bị cho giáo viên: Máy tính, máy in, máy chiếu, tài liệu, hình ảnh, bản đồ, dụng cụ học tập…
Chuẩn bị cho học sinh: tài liệu, xem và đọc lại tài liệu, . ..
Bước 4: Tiến trình Của hoạt động dạy học
Phân biệt rõ hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh qua các hoạt động được quy định cụ thể.
Không nên đưa quá nhiều hoạt động qua một tiết học và xác định mục tiêu cho mỗi hoạt động.
Định hướng phân phối thời gian qua các hoạt động hợp lý
Bước 5: Nhận xét cuối bài: bổ sung, phân công nhiệm vụ, đánh giá, tổng kết
Tóm tắt, chú ý những nội dung quan trọng của bài học.
Có thể dùng phiếu đánh giá cuối bài thay thế cho nhận xét.
Giao nhiệm vụ hoặc bài tập hướng dẫn học sinh đến nhà thực hành.
Giới thiệu tài liệu hay bất kỳ sự hỗ trợ nào khác.