Các chủ thể muốn nhập khẩu sẽ xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu và cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc cấp mẫu giấy chứng nhận này khi cá nhân, tổ chức này đủ điều kiện.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu là gì, mục đích của mẫu giấy chứng nhận?
- 2 2. Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận:
- 4 4. Những quy định liên quan đến kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu:
1. Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu là gì, mục đích của mẫu giấy chứng nhận?
Theo quy định tại
Cũng theo quy định tại Luật này thì kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ của các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
Đối tượng kiểm dịch thực vật theo quy định của luật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu là văn bản được cơ quan kiểm dịch lập chứng nhận với nội dung bao gồm các thông tin của cá nhân, tổ chức kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu, nội dung chứng nhận, và các quy định trong quá trình nhận và gửi hàng.
Mục đích của mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu: mẫu giấy chứng nhận này được lập ra để chứng nhận về việc kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu.
2. Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)
Số ……………./20…………/GCNNK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY CHỨNG NHẬN
KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU
1. Tên, địa chỉ, điện thoại của tổ chức, cá nhân nhập khẩu: …(1)……
2. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa:(2)…..
3. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu: ..(3)…..
4. Số tờ khai hải quan (nếu có): ……
5. Nước xuất khẩu …..
6. Tên, địa chỉ nhà sản xuất:…. Mã số (nếu có)…
7. Cửa khẩu đi (cửa khẩu xuất): …….
8. Cửa khẩu đến (cửa khẩu nhập): …….
9. Thời gian kiểm tra: ……
10. Địa điểm kiểm tra: ……
11. Phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP): ……
12. Thông tin chi tiết lô hàng:(4)
TT | Tên mặt hàng | Tên khoa học | Nhóm sản phẩm | Số lượng/ trọng lượng | Phương tiện vận chuyển | Nơi đi | Nơi đến |
CHỨNG NHẬN (5)
□ Lô hàng trên đã được kiểm tra và chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
□ Lô hàng đã được kiểm tra và phát hiện loài ……. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô hàng đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên.
□ Lô hàng trên đã được kiểm tra và phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô hàng đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại.
□ Lô hàng trên đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm (ATTP).
QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG: (6)
□ Lô hàng được phép sử dụng tại địa điểm quy định trên;
□ Báo ngay cho cơ quan kiểm dịch thực vật (KDTV)/bảo vệ thực vật (BVTV) nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng KDTV, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng…)
□ Điều kiện khác: ……
Giấy này được cấp căn cứ vào:
□ Giấy phép KDTV nhập khẩu số ………..ngày ……/……/……..
□ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;
□ Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;
□ Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm KDTV;
□ Kết quả phân tích chỉ tiêu ATTP của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (trường hợp kiểm tra chặt);
□ Dấu xử lý vật liệu đóng gói của nước xuất khẩu;
□ Căn cứ khác: …………
Nơi nhận:
– Chủ hàng:………………;
– Hải quan cửa khẩu:…………………..;
– Lưu hồ sơ kiểm tra.
Ngày…. tháng… năm…
Đại diện cơ quan kiểm tra
(ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận:
Ghi chú: Nghiêm cấm chở hàng đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP.
Người soạn thảo Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu giấy chứng nhận chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu giấy chứng nhận, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan kiểm dịch;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu giấy chứng nhận, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu;
(1) Tên, địa chỉ, điện thoại của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
(2) Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa;
(3) Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu;
(4) Thông tin chi tiết lô hàng;
(5) Nội dung chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu;
(6) Những quy định trong quá trình nhận hàng và gửi hàng.
4. Những quy định liên quan đến kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật nhập khẩu:
Theo Điều 6 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BNNPTNT năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
– Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Lưu ý khi chủ vật thể nộp bản sao chụp nêu trên thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
– Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).
Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định như sau:
Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật
Chủ vật thể cần đăng ký sẽ tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch thực hiện trả lời bằng văn bản và yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Bước 3: Kiểm tra vật thể
Cơ quan kiểm dịch căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự như sau:
+ Kiểm tra sơ bộ: kiểm tra sơ bộ được hiểu là kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
+ Kiểm tra chi tiết: Sau khi tiến hành kiểm tra sơ bộ thì cơ quan kiểm dịch sẽ thực hiện kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng để lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Sau khi đạt tiêu chuẩn kiểm tra thì cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho chủ thể đăng ký trong thời hạn 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.