Một trong những loại giấy tờ để thực hiện thủ tục xử lý xâm phạm nhãn hiệu là đơn yêu cầu xử lý được soạn hợp pháp. Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu và cách nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu:
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Kính gửi: …
1/ Tên đơn vị yêu cầu xử lý
Tên đơn vị: …
Trụ sở: …
Điện thoại: …
Đại diện: …
Chức vụ: …
2/ Tên đơn vị xâm phạm
Địa chỉ: …
Điện thoại: …
Đại diện: …
Chức vụ: …
3/ Người có quyền lợi liên quan (nếu có) …
4/ Người làm chứng
Họ tên: …
Tuổi: …
Địa chỉ: …
5/ Thông tin về nhãn hiệu bị xâm phạm (trong phần này bạn cần trình bày cụ thể các thông tin về nhãn hiệu và hành vi vi phạm nhãn hiệu. Đồng thời cần đưa ra các bằng chứng để chứng minh vi phạm).
6/ Nội dung yêu cầu biện pháp xử lý
Kính đề nghị … căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành ra quyết định xử phạt vi phạm đối với …
Trân trọng cảm ơn!
Ngày… tháng … năm …
Ký tên
2. Cách nộp mẫu đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của
– Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm sẽ được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm căn cứ theo quy định tại Điều 200 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
– Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu nhận thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, thì theo quy định của pháp luật cơ quan nhận đơn sẽ phải thực hiện hoạt động hướng dẫn cụ thể để người nộp đơn thực hiện hoạt động nộp lại đơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc cơ quan nhận đơn sẽ trực tiếp chuyển đơn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày được tính kể từ ngày nhận đơn;
– Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đáp ứng đầy đủ tài liệu và giấy tờ, bằng chứng và chứng cứ, hiện vật cần thiết kèm theo, thì cơ quan xử lý xâm phạm sẽ trực tiếp yêu cầu người nộp đơn bổ sung các loại giấy tờ và tài liệu, chứng cứ, sau đó ấn định thời gian hợp lý để người nộp đơn bổ sung, tuy nhiên không được vượt quá 30 ngày được tính kể từ ngày nhận đơn để người yêu cầu có thể xử lý, bổ sung tài liệu, bổ sung các loại chứng cứ và bằng chứng cần thiết;
– Trong trường hợp từ chối, cơ quan xử lý xâm phạm sẽ cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có quyền từ chối nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Hết thời hạn ấn định căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của
+ Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.,
+ Kết quả xác minh của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công an nhận thấy không có dấu hiệu xâm phạm giống như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của người yêu cầu;
+ Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không đáp ứng đầy đủ bằng chứng và căn cứ để xử lý đối với hành vi xâm phạm đó.
– Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể có quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm cần phải ngay lập tức hướng dẫn cho người nộp đơn tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp và hoạt động khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Theo đó thì có thể nói, sau khi soạn đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu, có thể nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu theo các cách thức sau:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền;
– Nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính;
– Nộp đơn thông qua cổng dịch vụ công của cơ quan có thẩm quyền thông qua hình thức trực tuyến.
3. Tài liệu, chứng cứ, hiện vật có thể kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Theo Điều 23 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (sửa đổi tại
– Các bằng chứng, chứng cứ để chứng minh là chủ thể có quyền, nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, người được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
– Các bằng chứng và chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã thực hiện trên thực tế, hành vi xâm phạm đó đã xảy ra, các loại bằng chứng và chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất/nhập khẩu có thực hiện hoạt động xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
– Các tài liệu và giấy tờ, bằng chứng và chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ;
–
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 119/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.