Khi doanh nghiệp không còn khả năng hoạt động, những người theo quy định của Luật phá sản sẽ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Việc này cần đến đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, vậy mẫu đơn này có những lưu ý gì, nội dung và hình thức của mẫu đơn ra sao? .
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là văn bản được lập ra để yêu cầu về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nội dung đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung yêu cầu…
Mục đích của đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp không còn có khả năng hoạt động, những người theo quy định của luật phá sản có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2. Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
(V/v: Tuyên phá sản đối với Công ty………..)
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ
Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã)………(1)
Họ và tên:(2)……… Sinh năm:………
Chứng minh nhân dân số:…….… do CA……….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:………
Địa chỉ cư trú hiện nay:…………
Số điện thoại liên hệ:………
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Tên công ty:………
Địa chỉ trụ sở chính:………
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:……….. do Sở Kế hoạch và đầu tư………… cấp ngày…./…./…….
Hotline:…… Số Fax (nếu có):………
Người đại diện theo pháp luật: Ông……… Sinh năm:………
Chức vụ:…………
Chứng minh nhân dân số:……………… do CA………….….. cấp ngày…./…./……
Căn cứ đại diện: Điều lệ công ty……… năm……)
Là:……….(tư cách yêu cầu, ví dụ: chủ nợ không có bảo đảm,… của công ty…..)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:
…………
(Trình bày sự việc dẫn tới việc làm đơn yêu cầu)
Căn cứ Khoản 12 Điều 9 Luật phá sản năm 2014:
“Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
…
12.Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
…”
Và theo quy định tại Điều 79 và Điều 80 Luật phá sản năm 2014:
“Điều 79. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Điều 80.Hoãn Hội nghị chủ nợ
1. Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 của Luật này; trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán phải thông báo ngay trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về việc hoãn Hội nghị chủ nợ.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
3. Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn không đáp ứng quy định tại Điều 79 của Luật này thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.”
Tôi nhận thấy, đối với trường hợp của Công ty:(3)………………………….
Địa chỉ trụ sở:…………………….
Giấy ĐKDN số:……….. do Sở Kế hoạch và đầu tư…….. cấp ngày…./…./…..
Mã số thuế:…………..
Số điện thoại:………………..
Do Ông:……………….. Chức vụ:………….. làm người đại diện theo pháp luật.
Quý Tòa đã đủ điều kiện để quyết định tuyên bố phá sản công ty……….. Mà không phải chỉ……………….. (trình bày hành vi của chủ thể giải quyết chưa đầy đủ)
Nên, tôi làm đơn này để đề nghị Quý Tòa ra Quyết định tuyên bố phá sản đối với công ty………………. theo quy định của pháp luật. Đảm bảo quyền và lợi ích của tôi cũng như những chủ nợ khác.
Kính xin Quý Tòa xem xét và giải quyết yêu cầu của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1)Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp hoạt động;
(2)Ghi rõ thông tin người làm đơn: họ và tên, ngày sinh, Chứng minh nhân dân, Địa chỉ thường trú, Địa chỉ cư trú, Số điện thoại liên hệ;
Nếu là tổ chức thì trình bày như sau: ghi rõ tên công ty, Địa chỉ trụ sở chính, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật, Chức vụ, Chứng minh nhân dân số.
(3)Thông tin doanh nghiệp tuyên bố phá sản.
4. Những quy định của pháp luật liên quan đến phá sản:
4.1. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là những ai?
Tại Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4.2. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân:
Được quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014
– Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
– Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
– Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản:
Quy định tại Điều Luật phá sản 2014
“1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.
2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.
6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.
7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.
10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”