Giám định chữ viết trong khoa học điều tra hình sự là việc các chuyên gia giám định xem xét các đặc trưng của chữ viết nhằm mục đích phục vụ yêu cầu điều tra. Việc giám định chữ viết cần có đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết là gì, mục đích của mẫu đơn là gì?
- 2 2. Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
- 4 4. Những quy định về trưng cầu giám định chữ viết:
- 4.1 4.1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
- 4.2 4.2. Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp:
- 4.3 4.3. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp:
- 4.4 4.4. Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp:
- 4.5 4.5. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp:
1. Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết là gì, mục đích của mẫu đơn là gì?
Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết là văn bản yêu cầu được đương sự hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan lập ra để yêu cầu về việc trưng cầu giám định chữ viết, nội dung đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết nêu rõ: thông tin người yêu cầu, nội dung yêu cầu…
Mục đích của đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết: khi cá nhân tham gia trong vụ án tố tụng, cần xác định chữ viết sẽ dùng đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết nhằm mục đích yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết.
2. Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
….…….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Trưng cầu giám định chữ viết)
Căn cứ: Luật giám định tư pháp năm 2013
Kính gửi:
Tôi tên: (2) …….…., sinh ngày ……………
Địa chỉ: …………
Tôi hiện nay đang là …………….(tham gia vụ kiện dân sự, hình sự,…) và tôi đang gặp vấn đề về việc xác nhận chữ viết trong ……………( ở đâu là của ai)
Dựa trên yêu cầu thực tế và cấp thiết của việc giám định chữ viết để phục vụ cho việc giải quyết (3)………….(vụ án hình sự, dân sự,….)
Nay tôi có đơn này, kính đề nghị Quý tòa ra Quyết định trưng cầu giám định đối với …………
Cụ thể như sau:………
Kính mong Quý tòa xem xét, giải quyết. Xin chân thành cám ơn./.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Tên
(2) Thông tin người đề nghị: họ và tên, sinh ngày, địa chỉ;
(3) Nội dung yêu cầu kiểm định.
4. Những quy định về trưng cầu giám định chữ viết:
4.1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
Được quy định tại Điều 7 Luật giám định tư pháp 2013
– Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
– Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4.2. Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp:
Được quy định tại Điều 21 Luật giám định tư pháp 2013
– Người trưng cầu giám định có quyền:
Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này thực hiện giám định;
Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
– Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:
Lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định;
Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;
Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
Tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi trưng cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định;
Bảo đảm an toàn cho người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.
4.3. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp:
Được quy định tại Điều 22 Luật giám định tư pháp 2013
– Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải
– Người yêu cầu giám định có quyền:
Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
Đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
– Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
– Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
4.4. Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp:
Được quy định tại Điều 23 Luật giám định tư pháp 2013
– Người giám định tư pháp có quyền:
Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định;
Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định;
Độc lập đưa ra kết luận giám định.
– Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:
Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
Lập hồ sơ giám định;
Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
– Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người giám định tư pháp có quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.
4.5. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp:
Được quy định tại Điều 24 Luật giám định tư pháp 2013
– Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có quyền:
Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám định;
Từ chối thực hiện giám định nếu không có đủ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc thực hiện giám định;
Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định.
– Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
Tiếp nhận và phân công người có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định thuộc tổ chức mình thực hiện giám định và chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó; phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định trong trường hợp cần có nhiều người thực hiện vụ việc giám định;
Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định;c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức;d) Thông báo cho người trưng cầu, yêu cầu giám định bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định.