Pháp luật quy định trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ, có thể làm đơn yêu cầu tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ. để yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ trong một số trường hợp khác nhau thì cần làm Mẫu đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ là gì?
Mẫu đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ là mẫu đơn với các nội dung và thông tin về việc yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ
Mẫu đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ được sử dụng phổ biến trong các vụ án tranh chấp dân sự, khi đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ. Bài Viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên và hướng dẫn soạn đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ đúng quy định pháp luật.
2. Mẫu đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………, ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN THU THẬP CHỨNG CỨ
(V/v: Thu thập chứng cứ)
– Căn cứ
Kính gửi:
– TÒA ÁN NHÂN DÂN …….
Tên tôi là:……… Sinh năm:………
Chứng minh nhân dân số:………….. do CA……………… cấp ngày…./…./……..
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:…
Số điện thoại liên hệ:…………………….
Tôi xin trình bày sự việc sau:
……
(Trình bày về nguyên nhân, lý do dẫn tới việc làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ)
Ví dụ:
Ngày …/…/…, tôi có gửi đơn khởi kiện đến Tòa yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa gia đình tôi và gia đình ông A. Cụ thể, gia đình ông A đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất lớn hơn so với thực tế sử dụng, và lấn sang phần đất của gia đình tôi. Tuy nhiên, khi tôi yêu cầu cán bộ địa chính đo đạc lại diện tích đất của gia đình ông A thì họ nhiều lần gây khó dễ và không thực hiện. Quá trình thu thập chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất cấp cho gia đình ông A là sai diện tích gặp nhiều khó khăn.
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
…
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;…”
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét, tiến hành thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan để vụ tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng, công minh và chính xác.
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trên hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về những nội dung này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ:
Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu đơn
Người làm đơn kí và ghi rõ họ tên
Gửi đơn lên
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Chứng cứ là yếu tố quan trọng, giữ vai trò mấu chốt trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Việc tìm hiểu quy định về chứng cứ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn góp phần quan trọng vào thực tiễn đấu tranh tội phạm.
4.1. Quy định chứng cứ:
Theo Điều 86 Bộ luật tốt tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015), chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
So với quy định trước đây, khái niệm trong BLTTHS 2015 đã mở rộng chủ thể sử dụng chứng cứ khi không quy định chỉ giới hạn “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án” mới có quyền này. Điều này đảm bảo quyền tham gia của bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác vào quá trình giải quyết vụ án. Cụ thể là việc tham gia sử dụng chứng cứ, và cả việc kiểm tra, đánh giá các nguồn chứng cứ.
Dựa trên khái niệm này, chứng cứ có các đặc điếm sau: Chứng cứ là có thật, bảo đảm tính khách quan; Chứng cứ có tính hợp pháp; Chứng cứ phải liên quan đến vụ án. Như vậy, nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì sẽ không được xem là chứng cứ.
4.2. Nguồn chứng cứ:
– Hiện nay chưa có khái niệm như thế nào là nguồn chứng cứ, khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015, chỉ mới liệt kê các nguồn chứng cứ sau đây: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.
– Vật chứng: rất đa dạng, có thể là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, thậm chí là tiền,…có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
– vật chứng trước tiên phải tồn tại ở dạng vật chất, phải liên quan chặt chẽ và phản ánh được những sự kiện khách quan của vụ án hình sự. Trong các nguồn chứng cứ, có thể nói vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng nhất.
– Lời khai, lời trình bày: theo quy định lời khai được dùng làm chứng cứ rất đa dạng, nhưng quan trọng nhất vẫn là lời khai của bị cáo, bị hại (nếu có), người làm chứng,… So với vật chứng, lời khai mang tính chủ quan và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Do vậy, trong nhiều vụ án, việc chỉ đánh giá lời khai mà đưa ra quyết định có hay không hành vi tội phạm, đôi khi sẽ mang tính chủ quan và rất dễ dẫn đến oan sai. Lời khai ban đầu do cơ quan điều tra thông qua các biện pháp nghiệp vụ mà có được, sau đó trong quá trình xét xử Tòa án tiếp tục kiểm tra tính hợp pháp của nguồn chứng cứ này.
– Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Nhìn chung, loại chứng cứ này thường chỉ xuất hiện trong các vụ án liên quan đến công nghệ thông tin, việc thu thập loại chứng cứ cũng đòi hỏi nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành.
– Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.
– Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử: Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật tố tụng có thể được coi là chứng cứ. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác: Do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án.
– Về Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án: Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 BLTTHS 2015 thì được coi là vật chứng.
Qua việc tìm hiểu quy định, có thể thấy, chứng cứ có một vai trò quan trọng, thông qua đó cơ quan tư pháp tìm ra sự thật của vụ án, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay. Trên đây là thông tin về mẫu đơn mẫu đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất và cá thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành