Khi cơ sở vật chất tại trường học bị hư hỏng, xuống cấp,... thì phía nhà trường cần phải có đơn đề nghị sửa chữa trường học gửi lên các cơ quan có thẩm quyền như phòng Giáo dục đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, xã,....
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu sửa chữa trường học là gì và để làm gì?
Đơn yêu cầu sửa chữa trường học và văn bản do phía nhà trường có cơ sở vật chất bị hư hỏng, xuống cấp gửi cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị sửa chữa trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Đơn yêu cầu sửa chữa trường học được dùng để thể hiện mong muốn được sửa chữa trường học và đây là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định sửa chữa trường học.
2. Mẫu đơn yêu cầu sửa chữa trường học và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
…., ngày … tháng … năm … (ghi địa danh, ngày tháng năm viết đon)
ĐƠN YÊU CẦU THỰC HIỆN SỬA CHỮA TRƯỜNG HỌC
(V/v: yêu cầu sửa chữa cơ sở vật chất hư hỏng tại trường …..)
– Căn cứ tình hình thực tế;
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân huyện…;
– Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện …;
Tôi là:… (ghi tên đại diện nhà trường bị hư hỏng vật chất)
Đơn vị công tác :… (ghi tên trường)
Chức vụ:… (ghi chức vụ của người viết đơn)
Trường ……(ghi tên trường) được thành lập ngày ../tháng…/năm…. Đến nay, qua …. năm phát triển, tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và công nhân viên nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích, xứng đáng với sự kỳ vọng, tin yêu của các cấp lãnh đạo và phụ huynh học sinh. Nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể nên cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang và hoàn thiện. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng để nhà trường tập trung nâng cao chất lượng dạy và học trong những năm học vừa qua và trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua do ảnh hưởng của cơn bão số …., mưa lũ kéo dài nên cơ sở vật chất nhà trường đã có nhiều hư hỏng. Tôi xin gửi kèm theo đơn danh sách những cơ sở vật chất bị hỏng sau cơn bão và số lượng cụ thể.
Việc hư hỏng này đã gây nên nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhà trường. Vì vậy, nhu cầu cấp bách hiện nay là cần nhanh chóng sửa sang, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường đã bị hỏng.
Từ những căn cứ đó, tôi xin kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện …..và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện …… xem xét, ra quyết định cho phép sửa chữa, nâng cấp những cơ sở vật chất bị hư hỏng tại trường …. trong phần trình bày nêu trên.
Kính mong các quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ để trường … sớm được sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất đã bị hư hỏng để đảm bảo hoạt động ổn định của trường cũng như quyền lợi của giáo viên và học sinh nhà trường.
Tôi xin cam đoan những thông tin tôi đã trình bày trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Ủy ban nhân dân huyện…
(Duyệt)
Phòng giáo dục và Đào tạo
(Duyệt)
Ban giám hiệu
(ý kiến của Ban giám hiệu)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Quản lý kinh phí để sửa chữa trường học:
Trường học là các đơn vị sự nghiệp công lập, nên kinh phí để sửa chữa trường học tuân theo quy định tại Thông tư số 92/2017/ TT- BTC quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, cụ thể như sau:
3.1. Nguồn kinh phí:
Theo Điều 2 Thông tư này quy định:
Kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ các nguồn kinh phí sau:
– Nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực theo quy định của
– Nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên.
3.2. Nguyên tắc quản lý kinh phí:
Tại Điều 3 Thông tư này quy định:
Kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo và được tổng hợp vào dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của
Kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và theo quy định tại Thông tư này.
3.3. Lập dự toán, phân bổ dự toán:
Theo Điều 4 Thông tư này quy định:
Việc lập dự toán, phân bổ dự toán thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
Lập dự toán:
Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của các cấp có thẩm quyền, nhiệm vụ thực hiện trong năm kế hoạch và các quy định tại Thông tư này; cơ quan, đơn vị trực thuộc lập dự toán kinh phí thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất tổng hợp chung vào dự toán của cơ quan, đơn vị mình; gửi cơ quan chủ quản ở trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I), để xem xét, tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, bao gồm: Thuyết minh chi tiết về tên công trình; mục tiêu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; sự cần thiết, lý do thực hiện; văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền; khối lượng công việc dự kiến; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; dự toán kinh phí theo các nguồn vốn và phân kỳ thực hiện hàng năm.
Về phân bổ dự toán:
Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán chi được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính hướng dẫn, Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi.
Đối với dự toán chi từ nguồn phí được để lại: Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, giao dự toán theo đúng quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quy định đối với từng khoản phí được để lại.
Hồ sơ tài liệu kèm theo khi phân bổ dự toán các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất như sau:
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, tài liệu bao gồm: Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Tên công trình, mục tiêu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; sự cần thiết, lý do thực hiện; dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng; cơ quan, đơn vị gửi thêm quyết định phê duyệt dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng kèm theo dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật không bắt buộc phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế hoạch nhưng phải có trước khi phân bổ dự toán.
Trường hợp trong năm cơ quan, đơn vị có phát sinh nhu cầu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, cơ quan đơn vị tự sắp xếp trong phạm vi dự toán được giao và đảm bảo hồ sơ tài liệu về lập và phân bổ dự toán như quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
4. Quy định về hoạt động bảo trì, sửa chữa trường học:
Theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì hoạt động sửa chữa trường học phải tuân theo những quy định sau:
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
– Sửa chữa công trình bao gồm:
+ Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
+ Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình. (Điều 33, Khoản 1, Khoản 4)
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên. Mức tiền bảo hành không thấp hơn 5% giá trị hợp đồng.
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng. (Khoản 3, 4, 5 Điều 34)