Để được thi hành án thì đương sự gửi đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án để được thi hành án. Vậy mẫu đơn yêu cầu thi hành là gì và mẫu đơn thi hành án được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn thi hành án là gì?
Khi các cá nhân, tổ chức phát sinh tranh chấp và yêu cầu
Ngày nay, pháp luật cho phép Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án tương tự như Chi cục thi hành án. Tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn dịch vụ thi hành án một cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
Mẫu đơn yêu cầu thi hành án là văn bản do đương sự gửi cho cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án
Mẫu đơn thi hành án nhằm yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thực hiện thi hành bản án, quyết định của Tòa án
2. Mẫu đơn yêu cầu thi hành án:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN
Kính gửi: Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự (Nơi có thẩm quyền thi hành Bản án – được ghi cụ thể tại phần …… của Bản án) (1)
Họ và tên người yêu cầu thi hành án (trường hợp ủy quyền phải có
Họ và tên người được thi hành án (3)………
địa chỉ: (4)……..
Họ và tên người phải thi hành án (5)…….
địa chỉ: (6)…..
1. Nội dung yêu cầu thi hành án:(7)………..
2. Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có) (8)…….
– Bản án, Quyết định số ..(9)…………….ngày …tháng …..năm ……. của ……………
– Tài liệu thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có).
– Tài liệu có liên quan khác (10)…..
…………. ngày …. tháng …. năm 20……(11)
Người yêu cầu thi hành án
(Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn yêu cầu thi hành án:
(1): người làm đơn phải viết tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu thi hành án là Cục/Chi cục thi hành án dân sự (nơi Tòa ban hành bản án)
(2): người làm đơn ghi tên, nơi cư trú, thông tin của người yêu cầu thi hành án đầy đủ, rõ ràng, chính xác
(3) :Ghi thông tin của người được thi hành án và người phải thi hành án
(4): người làm đơn điền địa chỉ người thi hành án
(5): ghi tên người phải thi hành án
(6): ghi tên địa chỉ người thi hành án
(7): Trình bày nội dung yêu cầu thi hành án (lý do yêu cầu: việc thi hành bản án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, ngăn chặn được hành vi tấu tán tài sản, đảm bảo tính khách quan và công bằng,…)
(8): điền thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)
(9): Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, bản án/quyết định của tòa án
Đương sự cũng có quyền được xin tạm hoãn thi hành án đối với bản án/quyết định của tòa.
(11): điền ngày tháng năm làm đơn và cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người yêu cầu thi hành án.
4. Các quy định về thi hành án:
Đơn yêu cầu thi hành án
Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
+ Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
+ Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
+ Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
+ Nội dung yêu cầu thi hành án;
+ Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
– Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.
– Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản.
– Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
– Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này.
Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án
– Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây: + Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự;
+ Gửi đơn qua bưu điện.
– Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Nhận đơn yêu cầu thi hành án
– Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn.
– Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
+ Ngày, tháng, năm nhận đơn yêu cầu;
+ Số, ngày, tháng, năm ra bản án, quyết định; tên cơ quan ra bản án, quyết định;
+ Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
+ Họ, tên, địa chỉ của người phải thi hành án; người được thi hành án;
+ Nội dung yêu cầu thi hành án;
+ Tài liệu khác kèm theo.
Thẩm quyền thi hành án
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
+ Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;
+ Bản án, quyết định của
+ Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
+ Quyết định của Trọng tài thương mại;
+ Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
+ Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
+ Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
+ Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án.
– Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
+ Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
+ Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn;
+ Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
+ Bản án, quyết định dân sự của
+ Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.