Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu thi hành án theo quyết định của tòa án là gì?
Mấu đơn yêu cầu thi hành án theo quyết định của tòa án là đơn của người phải thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án
Mẫu đơn yêu cầu thi hành án theo quyết định của tòa án là văn bản của người yêu cầu nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành bản án của Tòa. Để đơn được giải quyết thì nội dung đơn phải đảm bảo đầy đủ và chính xác theo luật định
2. Mẫu đơn yêu cầu thi hành án theo quyết định của tòa án:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN
Kính gửi: Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự ………
Họ và tên người yêu cầu thi hành án (trường hợp ủy quyền phải có
Họ và tên người được thi hành án ………… địa chỉ: …………..
Họ và tên người phải thi hành án ………….
địa chỉ: …………..
Nội dung yêu cầu thi hành án:……
Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)………..
Các tài liệu kèm theo
– Bản án, Quyết định số ………………ngày …tháng …..năm ……. của ……………………………..
– Tài liệu thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có).
– Tài liệu có liên quan khác ……….
…………. ngày …. tháng …. năm 20……
Người yêu cầu thi hành án
( kỹ và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn và thủ tục:
Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu thi hành án là Cục/Chi cục thi hành án dân sự (nơi Tòa ban hành bản án)
Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người yêu cầu thi hành án
Bước 3: Ghi thông tin của người được thi hành án và người phải thi hành án
Bước 4: Trình bày nội dung yêu cầu thi hành án (lý do yêu cầu: việc thi hành bản án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, ngăn chặn được hành vi tấu tán tài sản, đảm bảo tính khách quan và công bằng,…)
Bước 5: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người yêu cầu thi hành án.
Bước 6: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, bản án/quyết định của tòa án
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
Quyền yêu cầu thi hành án dân sự được giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự. thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự cụ thể như sau:
– Trong thời hạn 05 năm, kề từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyển yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
– Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản ản, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
– Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kế từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
– Đồi với các trường hợp tạm hoãn, tạm đình chi thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cảu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
– Trường hạp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án”.
căn cứ như trên thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là thòi hạn do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó người được thi hành án, người phải tíến hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án. Hết thời hạn đó, nếu người được thi hành án, người phải thi hành án vẫn không có đơn yêu cầu thi hành án, thì người được thi hành án không còn quyền yêu cầu thi hành phần bản án, quyết định chưa yêu cầu thi hành án nữa, còn người phải thi hành án không còn nghĩa vụ phải thi hành phần bản án, quyết định đó cho người được thi hành án nữa. Bản án, quyết định hết hiệu lực thi hành
– Tuy nhiên, thời hiệu yêu cầu thi hành án chi áp dụng đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu. Vì vậy, trường hợp, nếu người phải thi hành án phải thi hành các khoản không thuộc trường hợp cơ quan Thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 36
– Quyền yêu cầu thi hành án chi được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (hoặc nghĩa vụ đến hạn hay đến định kỳ quy định trong bản án). Quá thời hạn này, nếu người yêu cầu thi hành án không chúng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì hết quyền yêu cầu thi hành án.
– Về Vấn đề giải thích về thời hiệu và quyền yêu cầu thi hành án, từ trước đến nay ít được chú ý nên các bên đương sự không biết để yêu cầu. Đặc biệt trong các vụ án hình sự mà bị cáo bị tuyên án phạt tù với mức cao hơn 05 năm, người được thi hành án không được giải thích về thời hiệu và quyền yêu cầu thi hành án nên họ chờ cho người bị kết án thi hành án phạt tù xong họ mới yêu cầu thi hành án thì thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết. Trong trường hợp này, người được thi hành án cần yêu cầu thi hành án ngay khi người bị kết án đang thi hành hình phạt tù để đảm bảo về thời hiệu yêu cầu thi hành án.
– Đối với những trường hợp thực tế nêu trên, tại địa phương có hai quan điểm xử lý:
+ Thứ nhất: căn cứ Điều 30 Luật Thi hành án dân sự và Điều 2
+ Thứ hai: mặc dù thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết từ lâu. Tuy nhiên, Nhà nước ta luôn khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án
+ Thực hiện theo quan điểm thứ hai sẽ được đại đa số người dân đồng tình ủng hộ vì không chi làm lợi cho người được thi hành án, người phải thi hành án mà còn thu thêm một khoản phí thi hành án nộp vào ngân sách nhà nước, đồng thời bản án được thi hành một cách triệt để. Như vậy, người phải thi hành án cũng như gia đình cùa họ không bị hạn chế thời gian khi muốn thực hiện trách nhiệm của mình khi có điều kiện thi hành án bằng hình thức tích cực lao động sản xuất để tiết kiệm một khoản tiền thi hành án. Trên thực tế như ví dụ nêu trên, có nhiều người ngoài việc phải thi hành án phần dân sự trong bản án hình sự, họ còn phải chấp hành hình phạt tù, không được ở ngoài xã hội để lao động nên chưa có điều kiện kinh tế để thi hành án phần dân sự trong thời hạn Luật Thi hành án dân sự quy định.
+ Việc không quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án sẽ tạo điều kiện cho họ có thêm cơ hội để thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm của mình và cũng để tạo điều kiện cho người phải thi hành án được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước trong các đợt xét giảm án hình sự.
Để tổ chức thi hành án dân sự có hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới, theo quan điểm của chúng tôi, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự như sau:
Về quyền yêu cầu thi hành án của người được thi hành án và của người phải thi hành án theo quy định của Điều 7 Luật Thi hành án dân sự cần giữ nguyên quy định để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên. Tuy nhiên quyền này bị giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi hành án nên sửa đổi Điều 30 Luật Thi hành án dân sự theo hướng tách riêng thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự của người được thi hành án và thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự của người phải thi hành án.
– Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự của người được thi hành án là 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Căn cư vào những điều đã phân tích như trên thì yêu cầu thi hành án phải đảm bảo theo các quy định mà pháp luật đề ra và phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục đã được quy định theo pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư số 04/2023/TT-BTP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tư pháp.