Một trong những nghĩa vụ của người mà không trực tiếp nuôi con đó chính là cấp dưỡng cho con của mình. Nếu như người mà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không thực hiện đúng với nghĩa vụ của mình thì người mà đang trực tiếp nuôi con hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án. Vậy mẫu đơn yêu cầu thi hành án ly hôn, thi hành án cấp dưỡng soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN
Kính gửi: Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự ….
Họ và tên người yêu cầu thi hành án……..(1)…..
Địa chỉ: …..
Họ và tên người được thi hành án …..
Địa chỉ: ….
Họ và tên người phải thi hành án: ….
Địa chỉ: …
Nội dung yêu cầu thi hành án:…(2)….
Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)…(3)….
Các tài liệu kèm theo
– Bản án, Quyết định số ….ngày …tháng …..năm …. của ….
– Tài liệu thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có).
– Tài liệu có liên quan khác:…
…… ngày …. tháng …. năm
Người yêu cầu thi hành án
(ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn:
– Trường hợp ủy quyền thì phải có
– Nêu cụ thể về vấn đề yêu cầu thực hiện việc cấp dưỡng;
– Nêu cụ thể về những thông tin về các tài sản, về công việc, về mức lương,… mà người phải thi hành án đang có.
2. Các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn:
Tại Điều 81, 82
– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có các quyền, nghĩa vụ là trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con mà chưa thành niên, con mà đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và con không có tài sản để tự nuôi mình theo các quy định của Luật này, của Bộ luật dân sự và những luật khác có liên quan;
- Vợ, chồng sẽ thỏa thuận về người nào sẽ trực tiếp nuôi con, các nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con như thế nào; trường hợp mà hai người không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một trong hai bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào các quyền lợi về mọi mặt của con; nếu như con từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ phải xem xét nguyện vọng của con;
– Cha, mẹ mà không trực tiếp nuôi con sẽ phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của con mà được sống chung với người trực tiếp nuôi;
– Cha, mẹ mà không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;
– Sau khi mà ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được phép cản trở.
Như vậy, qua các quy định trên thì một trong các quyền và nghĩa vụ của cha hoặc mẹ người mà không trực tiếp nuôi con thì phải cấp dưỡng cho con nhằm mục đích là để đảm bảo được cuộc sống, ăn, học,…của con. Nếu như bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo bản án/quyết định của toà án mà không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên được thi hành án (người đang trực tiếp nuôi con) có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án. Nếu việc chậm trễ thi hành án mà dẫn đến hậu quả đối con của mình thì người phải thi hành án sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Quy định về yêu cầu thi hành án trong vấn đề cấp dưỡng cho con sau ly hôn:
3.1. Các hình thức yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án:
Tại Điều 7 Luật Thi hành án 2008 có quy định như sau: Căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
Như vậy, nếu bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn không làm theo đúng nghĩa vụ của mình thì bên đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án bằng các cách thức sau:
– Trực tiếp nộp đơn đến cơ quan thi hành án: đương sự có thể tự mình hoặc là uỷ quyền cho những người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức là trực tiếp nộp đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung sau đây:
+ Tên và địa chỉ của người yêu cầu;
+ Tên và địa chỉ của người được thi hành án; của người phải thi hành án;
+ Nội dung yêu cầu thi hành án;
+ Thông tin về các tài sản, các điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
+ Ngày, tháng, năm làm đơn;
+ Chữ ký hoặc là điểm chỉ của người làm đơn.
– Trực tiếp trình bày bằng lời nói với cơ quan thi hành án: trong trường hợp này cơ quan thi hành án dân sự sẽ phải lập biên bản có những nội dung quy định trên, phải có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này sẽ có giá trị như đơn yêu cầu.
– Gửi đơn yêu cầu thi hành án qua đường bưu điện.
Người yêu cầu thi hành án phải nộp bản án, quyết định hay các tài liệu khác có liên quan. Ngày yêu cầu thi hành án sẽ được tính từ ngày mà người yêu cầu nộp đơn hoặc là trình bày trực tiếp hoặc là ngày có dấu của bưu điện nơi gửi. Khi mà tiếp nhận yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ phải kiểm tra các nội dung yêu cầu và các tài liệu được kèm theo, ghi vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
– Cơ quan thi hành án dân sự nếu từ chối yêu cầu thi hành án sẽ phải thông báo bằng văn bản cho chính người yêu cầu trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày mà nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
+ Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc là nội dung yêu cầu thi hành án không liên quan đến các nội dung của bản án hay quyết định; bản án hoặc quyết định không làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của những đương sự theo quy định của Luật này;
+ Cơ quan thi hành án dân sự mà được yêu cầu không có các thẩm quyền thi hành án;
+ Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự
3.2. Thông báo về thi hành án:
Sau khi cơ quan thi hành án chấp thuận yêu cầu thi hành án của đương sự thì phải làm thủ tục thông báo về thi hành án. Quyết định về thi hành án, về giấy báo, về giấy triệu tập và những văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án thì phải thông báo cho các đương sự, những người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ tiến hành thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo các nội dung của văn bản đó.
Việc thông báo sẽ phải thực hiện trong thời hạn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thi hành án ra văn bản, trừ trường hợp là cần ngăn chặn các đương sự tẩu tán, có hành vi huỷ hoại tài sản hay trốn tránh việc thi hành án. Việc thông báo sẽ được thực hiện theo các hình thức sau đây:
Cách 1: Thông báo trực tiếp tới người phải thi hành án:
+ Văn bản thông báo cho các cá nhân phải được giao trực tiếp và phải yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ.
+ Trường hợp mà người được thông báo vắng mặt thì văn bản thông báo sẽ được giao cho một trong số những người thân thích mà có đủ năng lực hành vi dân sự có cùng cư trú với người đó, bao gồm là vợ, chồng, là con, là ông, bà, là cha, mẹ, là bác, chú, cô, cậu, dì, là anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc là chồng của đương sự. Việc giao thông báo sẽ phải lập thành biên bản. Ngày lập biên bản chính là ngày được thông báo hợp lệ.
Cách 2: Niêm yết công khai:
+ Việc niêm yết công khai về văn bản thông báo sẽ chỉ được thực hiện khi mà không rõ về địa chỉ của người được thông báo hoặc là không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Cơ quan thi hành án dân sự sẽ trực tiếp hoặc là ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc là nơi cư trú cuối cùng của những người được thông báo thực hiện việc niêm yết.
Cách 3: Thông báo trên những phương tiện thông tin đại chúng:
+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ chỉ được thực hiện khi mà pháp luật có các quy định hoặc là khi đương sự có yêu cầu.
+ Trường hợp là xác định đương sự đang có mặt tại địa phương nơi mà đương sự cư trú thì việc thông báo sẽ chỉ được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc là trên đài phát thanh hay đài truyền hình của tỉnh của địa phương đó hai lần trong 02 ngày liên tiếp.
+ Ngày thực hiện việc thông báo lần hai trên các phương tiện thông tin đại chúng chính là ngày được thông báo hợp lệ.
3.3. Thời hạn tự nguyện thi hành án:
Thời hạn để bên phải thi hành án tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày mà người phải thi hành án đã nhận được quyết định thi hành án hoặc là được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.
Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Thông tư 01/2016/TT-BTP biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.