Trường hợp có những cá nhân thấy rằng việc lắp camera có những bất tiện nhất định khi người dùng không muốn ghi nhận hình ảnh cá nhân gây bất tiện cho mình, họ có thể lập đơn yêu cầu tháo camera ghi hình. Vậy mẫu đơn yêu cầu tháo camera ghi hình có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu tháo camera ghi hình là gì, mục đích của mẫu đơn?
Camera quan sát hay camera giám sát, camera an ninh (Closed-circuit television – CCTV), là việc sử dụng các máy quay video để truyền tín hiệu đến một nơi cụ thể, trên một số màn hình giới hạn. Camera thường được cá nhân, tổ chức lắp đặt nhằm quan sát, kiểm tra, giám sát người, đối tượng…cụ thể.
Mẫu đơn yêu cầu tháo camera ghi hình là văn bản được lập ra để yêu cầu về việc tháo camera. Mẫu nêu rõ thông tin yêu cầu, thông tin người làm đơn…
Mục đích đơn yêu cầu tháo camera ghi hình: cá nhân lập đơn yêu cầu tháo camera ghi hình gửi bên lắp camera nhằm mục đích yêu cầu tháo camera khi có những bất tiện nhất định khi người dùng không muốn ghi nhận hình ảnh cá nhân gây bất tiện cho mình.
2. Mẫu đơn yêu cầu tháo camera ghi hình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
Hà Nội, ngày…..tháng….năm…..
ĐƠN YÊU CẦU THÁO CAMERA GHI HÌNH
Kính gửi: (1)…………
Tôi tên là: (2)………….Sinh năm: ………
CMND số: ……….Nơi cấp: ……….Ngày cấp: ……
Địa chỉ: …………
Điện thoại: ………
Nội dung yêu cầu như sau:(3)………
Tôi làm đơn này kinh mong cơ quan sớm xem xét và chấp nhận yêu cầu này của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi rõ cơ quan lắp đặt camera;
(2) Thông tin của người viết đơn: họ và tên, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, địa chỉ, số điện thoại;
(3) Nội dung yêu cầu của mẫu đơn.
4. Quy định về tiêu chuẩn lắp đặt camera giám sát giao thông:
4.1. Hệ thống giám sát, điều hành giao thông trên đường cao tốc:
Theo Điều 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10850 : 2015 hệ thống giám sát, điều hành giao thông trên đường cao tốc
* Yêu cầu kỹ thuật đối với các hệ thống thành phần
– Hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số
+ Hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số được xây dựng để đảm bảo hạ tầng truyền thông kết nối giữa các thiết bị bên đường, trong nhà trạm thu phí, nhà dịch vụ và Trung tâm QLĐHGT. Hệ thống sử dụng các phương thức truyền dẫn cáp quang cho khoảng cách xa, cáp xoắn đôi cho thiết bị ở khoảng cách gần hoặc truyền dẫn vô tuyến tại các vị trí đặc thù.
+ Mạng kết nối thiết bị trong hệ thống truyền dẫn kĩ thuật số phải được xây dựng trên nền tảng hỗ trợ giao thức Ethernet.
+ Hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số được thiết kế theo cấu trúc phân lớp bao gồm:
Lớp đường trục dùng để kết nối giữa các nhà trạm trên tuyến, các Trung tâm QLĐHGT tuyến/khu vực. Băng thông thiết kế cho lớp đường trục cần có tính dự phòng và đảm bảo mức tối thiểu ³ 10 Gbps.
Lớp biên dùng để kết nối giữa các nhóm thiết bị đặt bên đường, tại nhà trạm hoặc trung tâm. Băng thông thiết kế cho lớp biên cần đảm bảo mức tối thiểu ³ 1000 Mbps.
Lớp truy cập dùng để kết nối các thiết bị cục bộ trong một phòng hoặc tại một điểm lắp đặt thiết bị bên đường.
+ Khi thiết kế hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số khuyến khích áp dụng các dạng mạch vòng có tính dự phòng để có thể tự động phục hồi khi xảy ra sự cố đứt cáp tại một điểm kết nối trên mạch.
+ Hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số cần được lắp đặt cùng với phần mềm quản trị mạng, kiểm soát chất lượng dịch vụ đường truyền (QoS), phần mềm giám sát thiết bị.
+ Hạ tầng xây dựng cho các tuyến cáp của hệ thống truyền dẫn đáp ứng các quy định tiêu chuẩn chung đối với hạ tầng mạng viễn thông và thiết kế đường cao tốc. Trong đó các cáp sợi quang sử dụng phải tuân thủ các quy định theo TCVN 8665:2011 và cáp xoắn đôi đạt tiêu chuẩn tối thiểu Cat5 theo TCVN 8698:2011.
+ Dữ liệu trao đổi qua hệ thống truyền dẫn kĩ thuật số sẽ phải được mã hóa, bảo mật theo các quy định cụ thể riêng đối với từng hệ thống thành phần con của hệ thống GSĐHGT.
Hệ thống giám sát, điều hành camera trên đường cao tốc phải đảm bảo chính xác các yêu cầu kỹ thuật đối với các hệ thống thành phần. Các yêu cầu kỹ thuật bao gồm hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số, các lớp đường trục, lớp biên dùng, lớp truy cập, các hạ tầng khác phục vụ cho hệ thống giám sát, điều hành.
4.2. Hệ thống camera giám sát giao thông:
+ Hệ thống cung cấp hình ảnh trực quan về tình hình tuyến đường và lưu thông trên tuyến xung quanh vị trí đặt camera giúp cho người vận hành nắm rõ tình hình giao thông trên tuyến đường. Các camera giám sát giao thông được sử dụng với các mục đích:
Quan sát trực quan dòng lưu thông và phát hiện các tai nạn, sự cố khi xảy ra trên tuyến;
Phát hiện bằng mắt những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết khi có sương mù, mưa lớn, gió bão, lũ lụt, sạt lở để đưa ra các cảnh báo cho người lái xe đề phòng tai nạn;
Thu thập dữ liệu hình ảnh dùng để xử lý tự động bởi bộ phân tích hình ảnh của hệ thống dò xe.
+ Các vị trí cần bao phủ theo dõi của hệ thống camera gồm:
Các điểm vào/ra, các điểm giao cắt của tuyến đường cao tốc với các tuyến khác;
Những đoạn đường có nguy cơ xảy ra sự cố và tắc nghẽn giao thông cao, điểm thường xuyên xảy ra ngập lụt hoặc sạt lở;
Dọc các đoạn, tuyến đường cao tốc huyết mạch từ cấp 100 trở lên theo quy định trong TCVN 5729:2012.
+ Cấu trúc thiết kế hệ thống camera
Camera theo dõi được lắp đặt tại các điểm vào/ra, các điểm giao cắt lập thể, các điểm thường có nguy cơ xảy ra sự cố, các đoạn trên dọc tuyến chính cần dùng loại quan sát toàn cảnh có khả năng điều khiển quay quét từ xa (PTZ).
Camera được lắp đặt vừa để giám sát giao thông vừa để phục vụ mục đích dò xe bằng hình ảnh cần dùng loại có góc nhìn cố định.
Thiết bị camera được lắp đặt bên đường trên các kết cấu cơ khí (cột tay vươn hoặc giá long môn) cho phép quan sát được hình ảnh giao thông tối ưu nhất, liên tục 24/24 giờ trong mọi điều kiện thời tiết. Tại vị trí lắp đặt cần có thiết kế bảo đảm nguồn điện chính và điện dự phòng, mạng truyền dẫn dữ liệu hình ảnh của camera về Trung tâm QLĐHGT.
Tại Trung tâm QLĐHGT, các dữ liệu hình ảnh truyền về được tự động ghi lưu, giải mã, hiển thị trên các màn hình theo dõi và đồng thời có thể được tự động xử lý để đưa ra các dữ liệu dò xe theo yêu cầu.
Các thiết bị chính của hệ thống điều khiển camera có thể được lắp đặt gồm: Thiết bị giải mã; Thiết bị chuyển mạch; Bộ điều khiển trung tâm; Thiết bị ghi hình; Máy chủ video, quản lý camera; Các thiết bị phụ trợ khác.
Hình ảnh của các camera giám sát giao thông phải được ghi hình liên tục 24/24 giờ trong ngày. Dung lượng bộ nhớ lưu trữ cần được tính toán thiết kế để đảm bảo việc lưu giữ hình ảnh trong thời gian tối thiểu 30 ngày.
Sử dụng các camera IP để có thể theo dõi hình ảnh và điều khiển từ xa qua hệ thống mạng truyền dẫn kỹ thuật số với giao thức tiêu chuẩn của cộng đồng công nghiệp mở ONVIF.
4.3. Thu thập, xử lý dữ liệu tự động:
+ Việc thu thập dữ liệu giao thông được thiết lập tại các điểm cố định trên đường cao tốc để liên tục ghi tại sự thay đổi của lưu lượng xe, tốc độ lưu thông, độ chiếm dụng mặt đường trong khoảng thời gian rời rạc (5 phút 15 phút, từng giờ, trong ngày, các ngày trong tuần, từng tháng và hàng năm). Thiết bị xử lý tại trung tâm tự động phân tích số liệu thu thập và đưa ra các cảnh báo sự kiện về tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra trên từng đoạn tuyến.
+ Hệ thống quản lý sự kiện thu thập dữ liệu từ hệ thống kiểm soát tải trọng xe, hệ thống dò xe, hệ thống thông tin thời tiết để tự động đưa ra các cảnh báo sự kiện về ùn tắc, thời tiết xấu và các hành vi ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông trên đường cao tốc. Hình ảnh các phương tiện vi phạm giao thông được chụp, nhận dạng biển số và lưu trữ tự động để chuyển cho bộ phận chức năng xử lý theo quy định.
+ Quá trình thu thập, xử lý dữ liệu giao thông và sự kiện được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn. Trong trường hợp có sự cố về thiết bị, nguồn số liệu bị thiếu có thể được tính toán bổ sung thay thế bằng nguồn dữ liệu tương quan. Các số liệu giao thông thu thập được lưu trữ và cung cấp cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm khai thác để tạo ra các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch tuyến đường, các chính sách vận hành và phân luồng giao thông, xử lý ngăn chặn giảm thiểu tai nạn, ùn tắc trên đường cao tốc.
Theo Điều 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10850 : 2015 hệ thống giám sát, điều hành giao thông trên đường cao tốc
– Hỗ trợ theo dõi bảo trì và bảo dưỡng thiết bị
+ Tất cả các thiết bị cảm biến, xử lý thông tin và cấp nguồn trong hệ thống giám sát, điều hành giao thông được quản lý bởi hệ thống giám sát thiết bị để đảm bảo trạng thái vận hành liên tục và kịp thời được khắc phục khi có xảy ra sự cố.
+ Hệ thống giám sát thiết bị thu thập dữ liệu giám sát hoạt động của thiết bị và nguồn điện để quản lý tập trung tại một CSDL trung tâm. Các phần mềm giám sát thực hiện xử lý dữ liệu, tự động đánh giá để phát hiện và đưa ra cảnh báo trục trặc hoặc khả năng dẫn tới hoạt động không bình thường của các thiết bị được giám sát theo dõi.
+ Các thiết bị của hệ thống phải được theo dõi trạng thái hoạt động liên tục và được tự động ghi nhật kí tình trạng vận hành để có thể tra cứu xem lại khi cần thiết.
Theo quy định của tiêu chuẩn trên, việc thu thập dữ liệu giao thông được thiết lập tại các điểm cố định trên đường cao tốc, hệ thống quản lý sự kiện thu thập dữ liệu từ hệ thống kiểm soát tải trọng xe, hệ thống dò xe, hệ thống thông tin thời tiết để tự động đưa ra các cảnh báo sự kiện về ùn tắc, thời tiết xấu…