Đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự sẽ là căn cứ để cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền (Tòa án nhân dân, thẩm phán) xem xét và thực hiện việc nhập vụ án dân sự. Vậy đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự là gì?
Đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị Tòa án hoặc chủ thể có thẩm quyền tiến hành giải quyết một vụ án dân sự có liên quan cùng với vụ án dân sự mà Tòa án hoặc chủ thể có thẩm quyền này đang giải quyết. Trong đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự phải nêu được những thông tin liên quan đến người làm đơn, nguyên nhân, lý do viết đơn và nhập vụ án dân sự, những cam kết của người làm đơn,….
Đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự là văn bản ghi chép những thông tin liên quan đến người làm đơn, nguyên nhân, lý do viết đơn và nhập vụ án dân sự, những cam kết của người làm đơn,…. Đồng thời, đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự sẽ là căn cứ để cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( Tòa an nhân dân, thẩm phán) xem xét và thực hiện việc nhập vụ án dân sự.
2. Mẫu đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
Địa danh, ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN YÊU CẦU NHẬP VỤ ÁN DÂN SỰ
(V/v: Nhập vào vụ án dân sự số……)
Kính gửi: –
– Ông:……. – Thẩm phán Tòa án nhân dân….
– Căn cứ
– Căn cứ Quyết định thụ lý vụ án/…
Tôi tên là:……Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:……do CA…… cấp ngày…/…./……
Địa chỉ thường trú:…
Hiện đang cư trú tại:…..
Số điện thoại liên hệ:…
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
(Trình bày về lý do làm đơn yêu cầu)
Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật này;
b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật này.”
Tôi có quyền yêu cầu tham gia tố tụng với bên….. (nguyên đơn/bị đơn).
Do đó, để……………….. (mục đích của việc nhập vụ án, ví dụ để việc giải quyết của Tòa án được thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả hơn đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của tôi cùng những chủ thể có liên quan một cách tốt nhất), tôi làm đơn này để kính đề nghị Qúy Tòa xem xét và đồng ý với yêu cầu tham gia tố tụng với bên…….. của tôi.
Cụ thể, tôi đưa ra một số yêu cầu sau:
– …. (yêu cầu của bạn về việc giải quyết vấn đề của bản thân, ví dụ như mức tiền bạn yêu cầu bên kia bồi thường,…)
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người yêu cầu
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự:
Phần kính gửi của đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự thì người làm đơn sẽ ghi rõ ràng tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( Tòa án nhân dân, thẩm phán).
phần nội dung của đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự yêu cầu người làm đơn phải cung cấp chính xác, chi tiết, rõ ràng những thông tin cần thiết nhất : thông tin liên quan đến người làm đơn, nguyên nhân, lý do viết đơn và nhập vụ án dân sự, những cam kết của người làm đơn,…. Người làm đơn cần cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối đơn yêu cầu nhập vụ án dân sự thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về nhập vụ án dân sự:
Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, vụ án dân sự là việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn. Tòa án giải quyết trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
Vụ án dân sự có thể về vấn đề :
– Tranh chấp thừa kế;
– Tranh chấp hợp đồng dân sự;
– Tranh chấp đất đai.
– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Nhập hoặc tách vụ án Tại Điều 42,
“1. Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.
Đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.
3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”
Như vậy có thể thấy Tòa án là Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhập hoặc tách vụ án dân sự. Khi thực hiện vụ án dân sự theo yêu cầu của đương sự thì Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc nhập vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau cần phải giải quyết và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật đó.
Theo căn cứ của pháp luật thì Tòa án chỉ nên nhập vụ án đối với các trường hợp sau:
+ Đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà cả hai bên cùng bị thiệt hại khi sự kiện xảy ra. Thông thường, Toà án nên nhập các yêu cầu của đương sự để giải quyết trong cùng vụ án đối với các trường hợp các bên đều yêu cầu bồi thường thiệt hại trong cùng một vụ tai nạn giao thông hoặc trong vụ gây thương tích mà chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Toà án nên nhập các yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn để giải quyết trong cùng vụ án đối với tranh chấp về hợp đồng mà bị đơn có yêu cầu phản tố về cùng loại quan hệ và việc nhập các yêu cầu này không gây khó khăn cho việc giải quyết. Chẳng hạn, Toà án nên nhập các yêu cầu của đương sự để giải quyết trong cùng một vụ án nếu nguyên đơn đòi nợ bị đơn và ngược lại bị đơn cũng có yêu cầu đòi nợ nguyên đơn trong cùng một vụ án;
+ Đối với các vụ án có nhiều quan hệ pháp luật hoàn toàn khác nhau mà việc giải quyết quan hệ pháp luật này là tiền đề, cơ sở cho việc giải quyết quan hệ pháp luật tranh chấp sau đó thì tòa án không nên nhập vụ án. Ví dụ: đương sự yêu cầu tòa án xác định một người là đã chết và chia di sản thừa kế của người đó hoặc những người thừa kế yêu cầu tòa án xác nhận tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu với người khác là di sản thừa kế của người chết để lại và yêu cầu chia di sản thừa kế đó.