Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Một trong số đó có biện pháp cấm xuất cảnh để đảm bảo giải quyết vụ việc đúng pháp luật. Đơn đề nghị yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh được trình bày như nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh là gì?
Đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh là văn bản hành chính do cá nhân lập ra gửi tới cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đơn bao gồm thông tin của cá nhân, nội dung tranh chấp dân sự, lý do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh được sử dụng để bày tỏ nguyện vọng do cá nhân lập ra gửi tới cơ quan có thẩm quyền đưa ra các thông tin của mình và mong muốn được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ để đảm bảo việc tranh chấp được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.
2. Đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh:
Mẫu số 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày…tháng… năm ……
ĐƠN YÊU CẦU
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Kính gửi:
Tên tôi là: …Sinh năm:……..
CMND số …cấp ngày …. nơi cấp…..
Địa chỉ: …..
Điện thoại: ……
Là …..(2)
trong vụ án dân sự…..số……. ngày…. tháng …. năm……… được
Nội dung tranh chấp:
……….(3)
Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Từ nội dung trình bày trên, xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Vì vậy, căn cứ Khoản 1 Điều 111
…(4)…
Kính mong Quý tòa xem xét, chấp thuận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Mẫu số 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
………, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU NGĂN CHẶN XUẤT CẢNH
(V/v: Áp dụng biện pháp…………. )
– Căn cứ
– Căn cứ…………..
Kính gửi: – Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã)……(1)….
Tôi tên là:………………….. Sinh năm:………..
Chứng minh nhân dân số:……………do CA………… cấp ngày…/…./……
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:…
Số điện thoại liên hệ:……
Là:…(2)……..
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
..(3)…
Căn cứ Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2.Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3.Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.”
Và Điều 128 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 128. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.”
Tôi nhận thấy, bản thân có quyền yêu cầu Quý cơ quan áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ theo quy định trên đối với:
Ông/bà :…(5)… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…do CA………… cấp ngày…/…./……
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:………..
Là:…(6)…
Do đó, tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan tổ chức áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với chủ thể trên trong thời gian từ………. đến……….. để……(4)…………
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh từ những thông tin này theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh:
Đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt bảo quản thuốc là biểu mẫu đơn từ hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.
(1) Gửi đến tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc những chủ thể có thẩm quyền áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, Ví dụ là tòa án đã thụ lý vụ án.
(2) tư cách yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên, ví dụ như đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự,… Có thể là nguyên đơn/bị đơn/người có quyền, nghĩa vụ liên quan
(3) Trình bày về việc dẫn đến tranh chấp
(4) Mục đích yêu cầu áp dụng việc cấm xuất cảnh
(5) Viết những thông tin về người bị yêu cầu áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh
(6) Tư cách tham gia tranh chấp, có thể là người bị khởi kiện theo đơn khởi kiện được Tòa án thụ lý
4. Một số quy định liên quan đến Biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ:
Quyền yêu cầu áp dụng
Theo quy định tại Điều 111 BLTTDS 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 BLTTDS 2015 có quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án; trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án.
Cần lưu ý, theo quy định của
– Đối với biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ thì Tòa án không tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT. Tòa án chỉ được áp dụng các BPKCTT này khi có đương sự có đơn yêu cầu;
– Việc áp dụng BPKCTT phải đảm bảo chính xác, đúng pháp luật, có căn cứ và việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT và tài liệu, chứng cứ kèm theo
Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện theo quy định tại Điều 187 BLTTDS 2015 kiến nghị Tòa án áp dụng BPKCTT phải làm đơn, văn bản gửi đến Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính quy định tại Khoản 1 Điều 133 BLTTDS 2015. Văn bản kiến nghị phải có các nội dung quy định tại Điều 134 BLTTDS 2015.
BLTTDS 2015 cũng quy định người yêu cầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân kiến nghị áp dụng BPKCTT phải đưa ra chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu, kiến nghị áp dụng BPKCTT là cần thiết và hợp pháp.
Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT được quy định tại Điều 112 BLTTDS 2015, theo đó:
– Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét, quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó. Trường hợp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT chưa làm đúng quy định tại Khoản 1 Điều 134 thì Thẩm phán phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu. Trường hợp chứng cứ chưa đủ thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu nộp bổ sung. Nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải
– Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT do HĐXX xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì HĐXX ra quyết định áp dụng BPKCTT ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015. Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm HĐXX ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi HĐXX vào phòng nghị án; nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT thì HĐXX phải
Thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ BPKCTT
Theo quy định tại Điều 137 BLTTDS 2015, khi xét thấy BPKCTT đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung BPKCTT khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung BPKCTT khác được thực hiện theo quy định tại Điều 133 BLTTDS 2015