Khi các chủ thể có yêu cầu lập rào chắn cạnh khu công nghiệp thì các chủ thể đó phải lập đơn yêu cầu lập rào chắn cạnh khu công nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về đơn yêu cầu lập rào chắn cạnh khu công nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu lập rào chắn cạnh khu công nghiệp là gì và dùng để làm gì?
Căn cứ theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp như sau:
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; có tối thiểu 60% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Khu công nghiệp chuyên ngành là khu công nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm thuộc một ngành, nghề cụ thể; có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề này.
Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
Khu công nghiệp công nghệ cao là khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ thông tin thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ, dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo; có tối thiểu 30% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư này.
Cộng sinh công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp khác nhau để tối ưu hóa việc sử dụng hoặc tái sử dụng yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu và yếu tố khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Đơn yêu cầu lập rào chắn cạnh khu công nghiệp là văn bản do tổ chức, công ty hoặc cá nhân gửi lên cơ quan có thẩm quyền đề nghị lập rào chắn cạnh khu công nghiệp.
Đơn yêu cầu lập rào chắn cạnh khu công nghiệp được dùng để thể hiện ý chí của các chủ thể là mong muốn được lập rào chắn cạnh khu công nghiệp, và nhằm gửi cho các cơ quan có thẩm quyền.
2. Mẫu đơn yêu cầu lập rào chắn cạnh khu công nghiệp và hướng dẫn viết đơn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …(Ghi địa danh, thời điểm lập biên bản)
ĐƠN YÊU CẦU
LẬP RÀO CHẮN CẠNH KHU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: – Công ty…
– Ban Giám đốc công ty…
– Ông… – Giám đốc công ty…
(Hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của bạn)
– Căn cứ ….;
– Căn cứ tình trạng thực tế của khu vực…. (Ghi tên khu vực)
Tên tôi là:…..Sinh ngày…. tháng…… năm… (ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân, căn cước công dân)
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):… (Ghi theo Chứng minh nhân dân)
Địa chỉ thường trú:…(ghi theo sổ hộ khẩu, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Chỗ ở hiện nay …(ghi nơi ở, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Điện thoại liên hệ: … (ghi số điện thoại đang sử dụng)
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:…(ghi tên công ty theo Giấy đăng ký kinh doanh)
Địa chỉ trụ sở chính:…(ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Giấy CNĐKDN số:…. Do Sở Kế hoạch và đầu tư… cấp ngày…./…( ghi theo Giấy đăng ký kinh doanh)
Số điện thoại:….. Số Fax:……
Người đại diện theo pháp luật:…
Giấy CMND/thẻ CCCD số:… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Chức vụ:…(ghi chức vụ của người đại diện)
Địa chỉ thường trú:… (ghi theo sổ hộ khẩu, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Chỗ ở hiện nay ……(ghi nơi ở, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Điện thoại liên hệ: …
Căn cứ đại diện:….(ghi
Tôi là:…. (tư cách làm đơn, có thể là một thành viên của công ty,…)
Tôi xin trình bày với Quý công ty sự việc sau:
…(Trình bày về hoàn cảnh dẫn đến việc làm đơn, trình bày về nguyên nhân dẫn đến việc đưa ra đề nghị lập rào chắn gần khu công nghiệp, đó có thể là để lập mốc rào xác định ranh giới sử dụng đất của khu công nghiệp với khu đất khác,…)
Do vậy, vì một số lý do sau:
… (Trình bày về lý do yêu cầu chủ thể có thẩm quyền dựng hàng rào chắn gần khu công nghiệp)
Tôi làm đơn này để đề nghị Quý công ty xem xét lại tình trạng này và chấp nhận đề nghị về việc dựng hàng rào chắn tại khu vực…
Tôi xin cam đoan với Quý công ty những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật. Kính mong Quý công ty xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan:… (liệt kê số lượng, tình trạng văn bản, tài liệu, chứng cứ mà bạn gửi kèm, nếu có)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp:
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp như sau:
1. Khu công nghiệp được đầu tư theo các loại hình khác nhau, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp).
2. Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp mở rộng thực hiện theo quy định tương tự khu công nghiệp mới, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định 35/2022/NĐ-CP.
5. Mỗi khu công nghiệp có một hoặc nhiều chủ đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
6. Khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền:
– Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
– Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.