Đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm được người tiêu dùng lập ra khi phát hiện những biểu hiện không tốt về nguồn gốc của sản phẩm và còn là cơ sở pháp lý để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Công an) để được xem xét và thực hiện việc làm rõ nguồn gốc sản phẩm theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm là gì?
Mẫu đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Công an) để yêu cầu về việc làm rõ nguồn gốc sản phẩm. Mẫu đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm phải nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung yêu cầu, thông tin sản phẩm…
Mẫu đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm là văn bản chứa đựng những thông tin của người làm đơn, nội dung yêu cầu, thông tin sản phẩm…Đồng thời, đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm còn là cơ sở pháp lý để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Công an) để được xem xét và thực hiện việc làm rõ nguồn gốc sản phẩm theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o—–——
Địa danh, ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU LÀM RÕ NGUỒN GỐC SẢN PHẨM
Kính gửi: ông… trưởng Công an Quận………
– Căn cứ vào luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
Tôi tên là:…
CMND số…cấp tại….ngày…/…/…
Địa chỉ thường trú:
Số điện thoại: ……
Địa chỉ hiện tại: …
Ví dụ:
Hôm nay ngày 06/06/2019 tôi có đặt mua một thùng mỹ phẩm 3CE với giá 800.000VNĐ/cây, tại số ……… Nhưng sau khi nhận được sản phẩm thì lại không giống với trên hình ảnh mà cửa hàng cam kết, bên trong sản phẩm và vỏ ngoài đều không có tem của thương hiệu.
Xét thấy, Điều 17 Quyền của người tiêu dùng quy định
“…
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực hiện trách nhiệm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
Căn cứ vào k1 điều 19 quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp, luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.
“1. Tiến hành thử nghiệm, giám định, kiểm định chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định”.
Tôi đề nghị ông…trưởng Công an Quận …. tiến hành điều tra làm rõ nguồn gốc của sản phẩm của lô mỹ phẩm trên, để đem lại sự an toàn cho người tiêu dùng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm:
Phần kính gửi của đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm thì người làm đơn cần ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Công an).
Phần nội dung của đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm thì yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những thông tin của người làm đơn, nội dung yêu cầu, thông tin sản phẩm…Người làm đơn cần cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối đơn yêu cầu làm rõ nguồn gốc sản phẩm thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên.
4. Quy định về chất lượng sản phẩm hàng hóa:
4.1. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
+ Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn, sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:
– Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;
– Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
+ Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
+ Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
4.2. Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
– Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.
– Xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
– Đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.
– Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.
4.3. Những hành vi bị nghiêm cấm:
Được quy định cụ thể tại Điều 8, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
1. Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hóa đã bị Nhà nước cấm lưu thông.
2. Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng.
5. Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người.
6. Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
7. Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
8. Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
9. Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.
10. Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
11. Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sử dụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa đó.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
13. Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.