Để tiến hành kiểm tra giấy phép hoạt động của cơ sở kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành soạn thảo đơn yêu cầu kiểm tra và gửi đến cơ quan quản lý của doanh nghiệp. Đơn yêu cầu kiểm tra giấy phép hoạt động là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu kiểm tra giấy phép hoạt động là gì?
Giấy phép hoạt động là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp quy định tại
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm (sau đây viết tắt là giấy phép) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) cấp cho doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Đơn yêu cầu kiểm tra giấy phép hoạt động là mẫu đơn được lập ra để yêu cầu kiểm tra giấy phép hoạt động. Nội dung đơn nêu rõ thông tin người yêu cầu kiểm tra, căn cứ pháp lý và đơn vị tổ chức thuộc diện kiểm tra giấy phép hoạt động.
Pháp
Công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế quốc doanh.
2. Mẫu đơn yêu cầu kiểm tra giấy phép hoạt động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…tháng …năm …..
ĐƠN YÊU CẦU KIỂM TRA GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
Kính gửi: Cơ quan quản lý doanh nghiệp A
Căn cứ: Nghị định 52/2014/NĐ – CP ngày 23/05/2014 quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;
Tên tôi là:
Sinh ngày:…./…../…… …
CMND/CCCD số:……… Cấp ngày: …/…/…… Nơi cấp:……
HKTT:………
Chỗ ở hiện nay:……
Điện thoại liên hệ:……
Hiện nay, tiến hành theo chỉ đạo của quận Hai Bà Trưng về đợt kiểm tra giấy phép hoạt động của một số doanh nghiệp trên địa bàn lần thứ 2 trong năm 2019. Để đảm bảo cho sự quản lý cũng như kế hoạch hoạt động của khu vực một cách hiệu quả và tuân thủ đúng theo quy định pháp luật. Cụ thể, chúng tôi yêu cầu kiểm tra giấy phép hoạt động của doanh nghiệp A vào ngày…/…./….
Dựa vào căn cứ pháp lý tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 52/2014/NĐ – CP ngày 23/05/2014 quy định về trách nhiệm của UBND tỉnh, thanh phố trực thuộc Trung Ương chỉ đạo việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn. Tôi kính đề nghị cơ quan quản lý doanh nghiệp A cung cấp giấy phép hoạt động của doanh nghiệp.
Kính mong cơ quan quản lý doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện việc cung cấp giấy phép, đảm bảo cho việc tiến hành kiểm tra diễn ra thuận lợi, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu kiểm tra giấy phép hoạt động chi tiết nhất:
– Phần kính gửi: Cơ quan quản lý doanh nghiệp A ( Ghi tên doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra giấy phép hoạt động)
– Phần thông tin cá nhân của người làm đơn:
– Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
– Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
– Mục “CMND/CCCD”: Ghi đầy đủ số CMND
– “Hộ khẩu thường trú” : Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp thay đổi hộ khẩu thường trú thì ghi theo địa chỉ thường trú đã thay đổi.
– “Chỗ ở hiện nay”: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
– Số điện thoại liên hệ: Chú ý viết chính xác số điện thoại liên hệ. Trong trường hợp hồ sơ bị thiếu cần hoàn thiện thì thông tin liên lạc là cách thức nhanh nhất để cơ quan tiếp nhận đơn yêu cầu liên lạc với người soạn thảo đơn.
– Trình bày vấn đề: Chú ý trình bày mạch lạc, rõ ràng
– Lời đề nghị, Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép hoạt động:
Hoạt động kiểm tra giấy phép là hoạt động mang tính chất thường xuyên của cơ quan Nhà nước. Vì vậy, để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, tránh rủi ro khi đoàn kiểm tra phát hiện không có giấy phép kinh doanh sẽ phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của doanh nghiệp cần tìm hiểu và tiến hành đăng ký giấy phép hoạt động ngay khi tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Dưới đây là điều kiện và thủ tục đăng ký giấy phép hoạt động theo quy định mới nhất hiện nay:
Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép hoạt động được quy định cụ thể tại
Theo đó, quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động gồm:
– Có trụ sở theo quy định: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
– Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định : Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng.
– Đã thực hiện ký quỹ
– Thủ tục đề nghị cấp giấy phép:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp
– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình bản gốc để đối chiếu;
– Bản sao chứng thực Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định
– Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ (01 bộ) hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cấp giấy phép cho doanh nghiệp.
– Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm phải
Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải
– Trước 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
– Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, người đứng đầu doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về địa điểm mới kèm giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của địa điểm mới theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, trước ngày thực hiện việc chuyển địa điểm.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
– Chỉ đạo việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn.
– Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hoặc ủy quyền cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
– Khen thưởng và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Trong trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động, hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh có thể bị xem xét yêu cầu thu hồi giấy phép hoạt động