Pháp luật tố hình sự ra đời nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm hại. Một trong những quy định quan trọng đó là quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong một số tội danh. Để thực hiện quyền của mình, thì các bị hại sẽ làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là gì?
Khởi tố vụ án hình sự là bước đầu tiên để bắt đầu hoạt động tố tụng hình sự.
Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là văn bản thể hiện ý chí của cá nhân nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật.
Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyền lực của mình, khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi vi phạm, trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật
2. Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
……, ngày …… tháng …… năm ……
ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Kính gửi:
– Trưởng Công an quận ………
– Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân quận ………..
Tôi tên là: ……..
Sinh năm …… CMND số: ….. địa chỉ: …..,
Kính thưa cơ quan, tôi xin trình bày sự việc xảy ra vào hồi …… ngày …… mà tôi là người bị hại …… trong vụ việc này:
Trình bày diễn biến sự việc xảy ra:
……
Căn cứ vào quy định tại
1. Khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi …… ;
2. Yêu cầu anh …….. bồi thường thiệt hại đối với tổn hại về sức khỏe đã gây ra và những chi phí phát sinh cho tôi như cấp cứu, phẫu thuật điều trị.
3. Xử lý trách nhiệm hình sự một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với anh….
Tôi xin gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ bệnh án và các kết luận giám định về tình trạng sức khỏe hiện tại của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nơi nhận:
– CA quận ……;
– VKSND quận …….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự:
– Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự cần ghi nơi viết, ngày tháng năm viết.
– Phần Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, ghi tên Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân nơi vụ việc xảy ra, nơi hậu quả xảy ra,… tùy thuộc vào vụ việc.
Ví dụ Viện Kiểm sát nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
– Người viết đơn ghi tên, ngày tháng năm sinh theo Giấy khai sinh, chứng minh nhân/ Căn cước công dân, địa chỉ.
– Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân/ căn cước công dân.
– Địa chỉ ghi nơi sinh sống hiện tại của họ, ghi rõ thông/làng/ bản, xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Ghi tên của người có hành vi phạm tội.
– Tiếp đó trình bày sự kiện đã xảy ra một cách thật chi tiết
4. Người có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự:
Tại Điều 155
– Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại Khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Theo đó, các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại gồm các tội phạm quy định tại
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạ sức khỏa của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Điều 141.Tội hiếp dâm; Điều 143. Tội cưỡng dâm
Điều 155. Tội làm nhục người khác; Điều 156. Tội vu khống; Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Khi các cá nhân bị xâm hại theo quy định tại Khoản 1 của các điều trên thì có quyền yêu cầu khởi tố vụ án.
Người có quyền nộp đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đó là bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
5. Tiếp nhận đơn yêu cầu khởi tố:
– Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
– Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
– Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
– Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm
6. Khởi tố vụ án hình sự:
Về căn cứ khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
– Tố giác của cá nhân;
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
– Người phạm tội tự thú.
Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 153 của Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
– Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
– Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
+ Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
– Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Về Quyết định khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 154 BLHS năm 2015 như sau:
– Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự,