Phán quyết của trọng tài là chung thẩm. Mặc dù vậy phán quyết của trọng tài vẫn có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu của một trong các bên đương sự. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là gì? Thủ tục hủy phán quyết trọng tài được tiến hành như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là gì?
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp thương mại và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là mẫu đơn được soạn thảo bởi một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định cuối cùng của Trọng tài, bên tranh chấp đó soạn thảo mẫu đơn yêu cầu hủy phán quyết đó và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết của trọng tài đã được thông qua trước đó.
Quyết định của trọng tài chỉ được hủy trên cơ sở có căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Căn cứ theo Điều 68
– Trường hợp có đơn yêu cầu của một bên về việc hủy phán quyết trong tài
– Trường hợp phán quyết của trọng tài bị buộc hủy
Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
+ Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
+ Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị hủy;
+ Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
+ Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Mục đích của đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là hủy bỏ phán quyết của trọng tài khi một trong các bên có căn cứ cho rằng có những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp ảnh hưởng trực tiếp đến phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài
2. Mẫu đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
……., ngày…tháng…năm…
ĐƠN YÊU CẦU HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
– Căn cứ
Kính gửi: – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH …
Người yêu cầu: CÔNG TY ………
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…
Nơi cấp: …Cấp ngày: ………/………./……
Ngành, nghề kinh doanh: ……
Địa chỉ của trụ sở chính: ……
Điện thoại: ……. Fax: ……
Email (nếu có): …… Website (nếu có): ……
Đại diện theo pháp luật: Ông/bà…… Chức danh:……
Công ty chúng tôi xin trình bày sự việc sau:
……
(Trình bày về nguyên nhân, lý do dẫn tới việc làm đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài)
Ví dụ:
Ngày …/…/…, Trung tâm Trọng tài thương mại VIAC đã ra Phán quyết số 01 về vụ tranh chấp
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 68
Căn cứ khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, công ty … chúng tôi làm đơn này kính đề nghị quý Tòa xác minh thu thập chứng cứ để ra quyết định về việc hủy phán quyết trọng tài nêu trên.
Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trên hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về những nội dung này.
Công ty chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chi tiết nhất:
Phần kính gửi: Ghi thông tin Tóa án nhân dân tỉnh nơi gửi đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Người yêu cầu: Công ty…….: Ghi rõ tên Công ghi gửi đơn yêu cầu theo thông tin trên GPKD
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: Ghi theo thông tin trên GPKD được cấp, ghi rõ nơi cấp, ngày cấp
Ngành, nghề kinh doanh: Ghi theo thông tin trên GPKD đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về ngành, nghề của cư sở kinh doanh
Địa chỉ của trụ sở chính: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Ghi rõ các thông tin liên lạc: Điện thoại, Fax, Email, Website (nếu có),…
Phần thông tin của người đại diện theo pháp luật của Công ty
Đại diện theo pháp luật: Ông/bà: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Chức danh: Ghi theo chức danh đang đảm nhiệm
(Trình bày về nguyên nhân, lý do dẫn tới việc làm đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài)
Lời cam đoan
Người làm đơn: Ký và ghi rõ họ tên
4. Một số quy định về hủy phán quyết trọng tài:
4.1. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài:
Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
4.2. Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có căn cứ về việc sai phạm trong phán quyết của trọng tài có quyền nộp đơn đê nghị hủy phán quyết của trọng tài.
4.3. Chủ thể có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài:
Căn cứ pháp lý: Điều 69
Một trong các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Bên có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải soạn đơn gửi đến Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
4.4. Trình tự thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài:
Căn cứ pháp lý: Điều 70,71 Luật Trọng tài thương mại 2010
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài bao gồm:
– Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
c) Yêu cầu và căn cứ hủy phán quyết trọng tài.
Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
– Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
– Bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
Bước 2: Nộp đơn
Các bên tranh chấp gửi một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ như đã trình bày trên gửi trực tiếp đến
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu
– Tòa án tiếp nhận và thụ lý đơn
– Sau khi thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án có thẩm quyền
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Tòa án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu.
Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.
– Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài.
Trong trường hợp bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.
– Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài. Hội đồng trọng tài phải
– Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.
– Trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện.
– Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý:
– Luật Trọng tài Thương mại 2010