Cá nhân, tổ chức yêu cầu giám định chất lượng thực phẩm sẽ cần lập đơn yêu cầu giám định chất lượng thực phẩm. Vậy mẫu đơn đơn yêu cầu giám định chất lượng thực phẩm có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu giám định chất lượng thực phẩm là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn yêu cầu giám định chất lượng thực phẩm là văn bản được cá nhân, tổ chức lập ra gửi cho cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu về việc giám định chất lượng thực phẩm nội dung mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung yêu cầu giám định…
Mục đích của đơn yêu cầu giám định chất lượng thực phẩm: mẫu đơn thể hiện yêu cầu của bên viết đơn nhằm yêu cầu bên có thẩm quyền thực hiện giám định chất lượng thực phẩm.
2. Mẫu đơn yêu cầu giám định chất lượng thực phẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM
Kính gửi: Cán bộ phòng xét nghiệm Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc Gia.
– Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007
Tôi tên là: (1)………
CMND số…cấp tại….ngày…/…/…
Địa chỉ thường trú: ………
Số điện thoại: ………
Địa chỉ hiện tại: ………
Ví dụ: (2)
Hôm nay 03/04 tôi có mua 2 suất bún bung tại địa chỉ 123 Kim Ngưu để mang về nhà ăn. Khi ăn được khoảng một phần ba bát tôi phát hiện, thịt trong bát có nhiều đốm trắng. tôi và gia đình nghi ngờ thịt trong bát là thịt đã bị nhiễm dịch lợn tả Châu Phi.
Xét thấy theo khoản 1 điều 19 quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp, luật chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định
“1. Tiến hành thử nghiệm, giám định, kiểm định chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định”.
Tôi đề nghị Cán bộ phòng xét nghiệm Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc Gia xét nghiệm số thực phẩm trên và sớm đưa ra kết quả. Giúp tôi và mọi người có thể tránh được cơ sở thực phẩm không đảm bảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Người viết đơn phải đảm bảo chính xác nội dung và hình thức của mẫu đơn
(1) Người viết đơn phải ghi rõ thông tin: họ và tên, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, số điện thoại, địa chỉ hiện tại;
(2) Người viết đơn ghi rõ và chính xác lý do yêu cầu giám định chất lượng thực phẩm, lý do nêu ra phải chính xác tránh trường hợp ý kiến khách quan gây bất lợi cho bên cung cấp thực phẩm.
4. Những quy định liên quan đến giám định chất lượng thực phẩm:
4.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp:
Quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp
Theo Điều 19 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 sửa đổi bổ sung 2018
– Tiến hành thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
– Được thanh toán chi phí theo thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu đánh giá sự phù hợp hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Cung cấp kết quả thử nghiệm cho đối tượng được đánh giá sự phù hợp tương ứng.
– Cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy đã cấp cho các đối tượng được giám định hoặc chứng nhận tương ứng.
– Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ ba, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Thu chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; thu chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 37; thu chi phí thử nghiệm theo quy định tại Điều 41; thu chi phí thử nghiệm, giám định theo quy định tại Điều 58 của Luật này.
Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp:
Theo Điều 20 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 sửa đổi bổ sung 2018
– Đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật này.
– Không được từ chối cung cấp dịch vụ khi không có lý do chính đáng.
– Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả qua đánh giá sự phù hợp của tổ chức được đánh giá sự phù hợp, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Bảo đảm trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
– Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
– Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sự phù hợp.
– Trả tiền phạt cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá trong trường hợp cung cấp sai kết quả đánh giá sự phù hợp. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá, trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mức phạt do trọng tài hoặc
– Bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp:
Quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp
Theo Điều 21 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 sửa đổi bổ sung 2018
– Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.
– Hỗ trợ, nâng cao nhận thức và vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Đào tạo, bồi dưỡng về phương thức quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và phản biện xã hội trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Khiếu nại, khởi kiện trong tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại cho thành viên, tổ chức nghề nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Được quy định tại Điều 22 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 sửa đổi bổ sung 2018
– Đại diện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi nhận được khiếu nại, phản ánh về chất lượng hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, định lượng ghi trên nhãn hoặc không bảo đảm chất lượng theo hợp đồng.
– Nhận thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa không phù hợp, mức độ không phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng về cung cấp thông tin này cho các cơ quan thông tin đại chúng, đồng thời chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp theo quy định của pháp luật.
– Kiến nghị cơ quan kiểm tra, thanh tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc giải quyết các vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
– Tổ chức hướng dẫn, tư vấn về quyền lợi người tiêu dùng liên quan tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa.