Khi có tranh chấp đất đai, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người dân thường tiến hành khởi kiện hoặc yêu cầu hoà giải tại UBND xã. Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….ngày…..tháng….. năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………
Họ và tên: ………
Sinh năm:……….
CMND/CCCD số: …………
Ngày cấp: …… nơi cấp:………
Nơi ở hiện nay: ………..
Nơi đăng ký thường trú tại: ………
Tôi viết đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà):…..
Tôi trình bày sự việc như sau:……
Đến nay, mặc dù hai bên đã thương lượng và tự hòa giải nhưng không thể giải quyết tranh chấp trên. Do vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông: ……, trú tại …………….. nhằm xác định người có quyền sử dụng đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp theo đúng quy định.
Tôi cam đoan với UBND những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật.
Kính mong UBND xem xét đơn đề nghị và sớm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định.
Tôi chân thành cảm ơn !
Tài liệu có gửi kèm theo: – ……… | NGƯỜI VIẾT ĐƠN (ký, ghi rõ họ tên) |
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bằng phương thức hoà giải tại UBND xã:
Tranh chấp đất đai là sự kiện pháp lý diễn ra thường xuyên trong thực tiễn đời sống. Đất đai là loại tài sản có giá trị, gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, hộ gia đình. Vậy nên, khi lợi ích này có dấu hiệu bị xâm phạm, người sử dụng đất luôn có xu hướng hành động để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, hành động bảo vệ quyền lợi của mình của mỗi người dân phải chấp hành và tuân thủ nghiêm theo quy định của pháp luật. Điển hình là việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.
Xét một cách khách quan, cùng bình diện pháp lý, ta có thể hiểu, hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những giai đoạn của việc tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai.
Theo quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP, khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, người dân và cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tuân thủ thực hiện theo các bước cụ thể sau đây:
2.1. Viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai:
Làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai là công việc đầu tiên mà người dân phải tiến hành thực hiện khi muốn được hòa giải tranh chấp. Sau khi làm đơn, các cá nhân, hộ gia đình có đất bị tranh chấp sẽ gửi đơn yêu cầu lên Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.2. Giải quyết tranh chấp:
Ủy ban nhân dân xã sẽ tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp mà người dân gửi lên. Theo quy định chung, khi tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, trong công tác hòa giải, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
+ Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải được thành lập, gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; Già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Sau khi được thành lập, hội đồng hòa giải sẽ có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cần lưu ý rằng, việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trong trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
2.3. Lập biên bản hòa giải :
+ Đối với hòa giải thành: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
+ Đối với hòa giải không thành: Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo đối với trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải.
Trên đây là quy trình, thủ tục mà các cá nhân, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tiến hành thực hiện khi giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
3. Người dân có bắt buộc phải làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã không?
Theo quy định của
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, hòa giải tại cấp cơ sở là một thủ tục tiền tố tụng nhằm tạo điều kiện cho các bên đạt được thỏa thuận. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chỉ có thể thực hiện việc hòa giải như một thủ tục tiền tố tụng mà không thể thay thế việc giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án. Tức cơ quan chức năng có thẩm quyền với tư cách là bên trung gian, sẽ phân tích, chỉ ra tính đúng sai trong mâu thuẫn tranh chấp của các bên, giúp các bên nhìn nhận và đưa ra phương hướng xử lý sao cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, đối với hòa giải tranh chấp đất đai, dù là hòa giải thành hay không thành, trong mọi trường hợp, các bên đều có thể được quyền khởi kiện tại tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Vậy nên việc thỏa thuận tại Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn không làm mất quyền khởi kiện ra tòa án của các bên.
Vậy người dân có bắt buộc phải làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Theo quy định này, ta có thể thấy, với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, thừa kế, phân chia tài sản, thì người dân bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường. Với các trường hợp này, hòa giải tại xã, phường là điều kiện cần để người dân tiến hành các giai đoạn tiếp theo trong thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp.
Thực tế, có nhiều người thắc mắc, rằng tại sao không khởi kiện trực tiếp lên Tòa mà phải hòa giải tại xã, phường. Bởi lẽ, trong thực tiễn đời sống, có rất nhiều trường hợp tranh chấp xoay quanh đất đai xảy ra. Nếu trường hợp nào cũng khởi kiện luôn lên Tòa sẽ gây ra tình trạng quá tài. Hòa giải ở xã giúp đạt kết quả: Thành hoặc không thành. Nếu hòa giải thành, giúp giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Nếu hòa giải không thành, thì biên bản hòa giải cũng giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền nắm bắt được tình hình trong việc giải quyết vấn đề tại các giai đoạn tiếp theo.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;
Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.