Yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản không được quy định trong tranh chấp HNGĐ mà sẽ căn cứ theo yêu cầu độc lập trong dân sự để giải quyết. Vậy mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản phải trình bày những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản là gì?
- 2 2. Đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản:
- 4 4. Thủ tục yêu cầu độc lập của người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp tài sản:
- 5 5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản:
1. Mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản là gì?
Mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản là mẫu đơn ghi lại thông tin và nội dung trình bày của người yêu cầu gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản là mẫu đơn mà người có yêu cầu dùng để gửi lên tòa án với mong muốn Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu.
2. Đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản:
Tên mẫu đơn: Đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản
Mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm …..
ĐƠN YÊU CẦU ĐỘC LẬP
Kính gửi: Tòa án nhân dân Quận (huyện)…….(1) Tỉnh (Thành phố)………(2)
Tên tôi là:…
Địa chỉ:……
Điện thoại:……
Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp tài sản
Vụ án đang do TAND quận (huyện)……(1) Tỉnh (Thành phố)….(2) thụ lý giải quyết.
Nay tôi viết đơn này, đề nghị quý tòa xem xét và giải quyết yêu cầu độc lập của chúng tôi:…
Cụ thể như sau (4):……
Qua những điều trình bày trên đây, tôi có yêu cầu độc lập và kính đề nghị quý tòa xem xét giải quyết như sau:……
Chúng tôi trông mong vào sự công minh của quý tòa.
Xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản:
– Tên mẫu đơn: Đơn yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp tài sản
– Thông tin người có yêu cầu: Họ tên, địa chỉ và phương thức liên lạc
– Nội dung yêu cầu: yêu cầu Tòa án xem xét và giải quyết yêu cầu độc lập
– Ký tên
4. Thủ tục yêu cầu độc lập của người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp tài sản:
Trong tranh chấp về HNGĐ, nhiều vụ án nguyên đơn (vợ hoặc chồng) khởi kiện chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, phân chia quyền nuôi con, nghĩa vụ, mức cấp dưỡng khi ly hôn mà không yêu cầu phân chia tài sản chung, nhưng trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết thì bên bị đơn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Tranh chấp về chia tài sản chung bao gồm nhiều dạng: tài sản mà vợ chồng thống nhất là tài sản chung nhưng không thống nhất được cách chia; tài sản mà họ không thống nhất được với nhau là tài sản chung như: tranh chấp do một bên cho rằng là tài sản chung, bên kia cho rằng tài sản riêng hoặc có tranh chấp cho rằng là tài sản của người thứ ba, hoặc không có tài sản đó…
Nếu trong vụ án tranh chấp về dân sự thì Tòa án sẽ thụ lý theo thủ tục “Yêu cầu phản tố” của bị đơn còn trong vụ án tranh chấp về HNGĐ pháp luật về tố tụng không quy định về thủ tục này dẫn đến tùy theo từng Thẩm phán, từng Tòa án có mỗi cách giải quyết khác nhau không thống nhất và có nhiều quan điểm khác nhau:
– Quan điểm 1: Trong vụ án tranh chấp ly hôn bên nguyên đơn không yêu cầu giải quyết quan hệ tài sản chung nhưng bị đơn có yêu cầu thì đây là yêu cầu độc lập nên thụ lý giải quyết như thủ tục “Yêu cầu độc lập” của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.
– Quan điểm 2: Trong vụ án tranh chấp ly hôn bên nguyên đơn không yêu cầu giải quyết quan hệ tài sản chung nhưng bị đơn có yêu cầu thì đây là yêu cầu khởi kiện bổ sung nên thụ lý giải quyết như thủ tục “Yêu cầu khởi kiện bổ sung” của đương sự trong vụ án dân sự.
– Quan điểm 3: Nếu nguyên đơn yêu cầu ly hôn, không yêu cầu giải quyết về tài sản nhưng bị đơn có yêu cầu thì được coi là “Yêu cầu phản tố” đối với bên kia.
Dưa vào quan điểm trên, giải quyết tranh chấp tài sản sẽ được giải quyết như thủ tục Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự và được quy định như sau:
Thẩm quyền thụ lý
Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ được gửi đến Tòa án đã thụ lý vụ việc mà họ đã được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau đó, Toà án sẽ xem xét yêu cầu độc lập rồi ra quyết định có thụ lý yêu cầu độc lập này hay không.
Trình tự thực hiện
Sau khi được nhận thông báo thụ lý và được Tòa án xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thực hiện quyền đưa ra yêu cầu độc lập như sau:
Phải có đơn có yêu cầu độc lập: hình thức và nội dung tuân theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Toà có thẩm quyền đã thụ lý vụ việc sẽ xem xét đơn yêu cầu độc lập theo quy định tại Điều 191, Điều 192, Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu có căn cứ để thụ lý yêu cầu độc lập thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí.
Sau khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoàn tất nghĩa vụ thì Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thủ tục đưa ra yêu cầu độc lập
Cách gửi đơn
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thể gửi đơn yêu cầu độc lập kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng những phương thức sau:
Nộp trực tiếp tại Tòa án;
Gửi đến Tòa án thông qua dịch vụ bưu chính;
Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Thời hạn đưa ra yêu cầu độc lập
Theo quy định tại khoản 2, Điều 201
Ý nghĩa việc quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
Quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập mang ý nghĩa:
Giúp các cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan một cách nhanh chóng;
Rút ngắn thời gian giải quyết vụ án khi giải quyết trong cùng vụ án.
5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản:
Giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn.
Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo nội dung mà vợ chồng đã thỏa thuận. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận không đầy đủ hoặc không rõ ràng thì Tòa án áp dụng quy định tương ứng như chế độ tài sản theo quy định của pháp luật để giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định thì khi ly hôn việc giải quyết tài sản do vợ chồng theo thỏa thuận. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng. Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 59
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến:
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
+ Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định chung.
+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.