Khi yêu cầu độc lập được giải quyết trong cùng vụ án thì vụ án được giải quyết nhanh hơn, tránh việc phải xác định vụ án giải quyết trước sau, kéo dài thời gian giả quyết các vụ án làm mâu thuẫn trong nhân dân trầm trọng hơn. Vậy thời gian có thể gửi đơn yêu cầu độc lập là khi nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự là gì?
Yêu cầu độc lập là yêu cầu cầu khởi kiện có thể được khởi kiện bằng vụ án độc lập, được giải quyết trong cùng vụ án. Mẫu đơn yêu cầu độc lập là mẫu đơn mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự lập ra gửi cơ quan có thẩm quyền ghi rõ nội dung, yêu cầu của mình
Đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự là mẫu đơn được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết nguyện vọng của mình
2. Đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự chi tiết nhất hiện nay:
Tên mẫu đơn: Đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự
Mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự chi tiết nhất hiện nay
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
…., ngày…tháng…năm…
ĐƠN YÊU CẦU
(V/v:…)
Kính gửi: …
Họ và tên người yêu cầu: ……
Sinh năm :…..
CMND/CCCD số : ….. Cấp ngày …/…/….. Nơi cấp: ….
Địa chỉ cư trú : …..
Điện thoại : ….
Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án ……thụ lý ngày …/…/…… theo quyết định số … Với nguyên đơn là ….. và bị đơn là ….. Hiện vụ án đang được Quý tòa thụ lý và giải quyết theo trình tự, thủ tục sở thẩm.
NỘI DUNG YÊU CẦU
………..
Từ nội dung đã trình bày, tôi yêu cầu Quý tòa giải quyết những vấn đề như sau:
Thứ nhất, …..
Thứ hai, ……
Kính đề nghị Quý tòa xem xét, giải quyết. Trân trọng.
Danh mục tài liệu, chứng cứ gửi kèm:
1….
2…..
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự:
Ở phần “Kính gửi” ghi rõ tên Tòa án đã gửi
Ở phần “Người yêu cầu” phải ghi rõ tư cách tham gia tố tụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án gì, thụ lý tại thời điểm nào, nguyên đơn và bị đơn là ai;
Ở phần “Nội dung phản tố” nên trình bày vắn tắt lại diễn biến sự việc dẫn tới tranh chấp;
Ở phần “Yêu cầu phản tố” phải nêu rõ ràng, cụ thể để Tòa án có căn cứ xem xét chấp nhận yêu cầu độc lập;
Cuối đơn phải có ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người có yêu cầu độc lập.
4. Một số quy định về yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự:
Theo khoản 4 Điều 56 BLTTDS, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Khi tham gia vào vụ án dân sự, bên cạnh việc đứng về nguyên đơn hoặc đứng về bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn tham gia với vai trò độc lập để đưa ra yêu cầu của mình nhưng yêu cầu này liên quan, gắn với vụ án đang được giải quyết.
Cơ sở chấp nhận yêu cầu độc lập
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 201
Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người đó;
Yêu cầu độc lập của người đó có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
Yêu cầu độc lập của người đó được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng và chính xác hơn.
Điều kiện yêu cầu độc lập
– Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
– Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết
– Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Phạm vi yêu cầu
Theo điểm b khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 201 BLTTDS, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn. Với quy định trên thì yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể đối với nguyên đơn hoặc đối với bị đơn.
Thời hạn yêu cầu độc lập
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, người có quyền quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản nêu ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu độc lập.
Bị đơn được phép đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Thủ tục yêu cầu độc lập
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nộp đơn yêu cầu độc lập tại Tòa án có thẩm quyền.
Thẩm phán được phân công xem xét đơn và tiến hành thủ tục thụ lý nếu đơn hợp lệ hoặc ra văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu độc lập.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp tiền tạm ứng án phí theo giấy báo của Tòa án và giao biên lai cho Tòa án.
Thẩm phán thụ lý giải quyết yêu cầu độc lập khi Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
Thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày thụ lý là từ 04 tháng đến 06 tháng.
Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Căn cứ theo Điều 201 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định về quyền yêu cầu độc lập của người có quyền loqij, nghĩa vụ liên quan như sau:
1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Thẩm quyền:
Trình tự thực hiện
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu độc lập tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Bước 2: Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu
Bước 3: Bị đơn bổ sung đơn yêu cầu hoặc nhận lại (nếu không được chấp nhận yêu cầu)
Cách thực hiện
Nộp đơn trực tiếp hoặc bằng đường bưu tiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Yêu cầu thực hiện
– Phải gửi yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên hộp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải gửi yêu cầu độc lập nếu có
HỒ SƠ
Số lượng:
01 bộ hồ sơ
Thành phần:
1. Đơn yêu cầu độc lập
2. Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu độc lập
Phí hành chính:
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán sẽ ra quyết định
Đối tượng thực hiện: Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Kết quả thực hiện
Yêu cầu hợp lý: Chấp nhận yêu cầu độc lập
Yêu cầu không hợp lý: Không chấp nhận yêu cầu độc lập
Yêu cầu độc lập là một trong những nội dung rất quan trọng được BLTTDS quy định nhằm đảm bảo quyền khởi kiện của công dân, đảm bảo kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, do đó cần có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ quy định của pháp luật về vấn đề này là cơ sở để việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự được chính xác yêu cầu độc lập là một trong những nội dung rất quan trọng được BLTTDS quy định nhằm đảm bảo quyền khởi kiện của công dân, đảm bảo kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, do đó cần có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ quy định của pháp luật về hai vấn đề này là cơ sở để việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự được chính xác.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự của chúng tôi. Nếu quý bạn đọc còn điều gì chưa rõ hoặc gặp phải vướng mắc trong quá trình tham gia tố tụng vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư qua hotline để được tư vấn. Xin cảm ơn!