Việc bãi rác thải quá tải và gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống xung quanh của người dân. Người dân muốn di rời bãi rác đi nới khác thì cần viết đơn yêu cầu di rời bãi rác đi nơi khác.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu di dời bãi rác là gì?
Mẫu đơn yêu cầu di dời bãi rác là mẫu đơn được cá nhân lập ra để yêu cầu về việc di dời bãi rác. Mẫu đơn yêu cầu di dời bãi rác nêu rõ: thông tin người làm đơn, nội dung yêu cầu… Đối với những cá nhân, những hộ dân đang sinh sống canh những bãi rác của thành phố, những mùi hôi thối bôc lên ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Khi người dân muốn bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình thì cần gửi yêu cầu di rời bãi rác đi chỗ khác để đảm bảo tình trạng sức khỏe và dảm bảo môi trường xung quanh.
Mẫu đơn yêu cầu di dời bãi rác được cá nhân thể hiện mong muốn bảo vệ sức khỏe của cá nhân và các hộ gia đình sinh sống xung quanh bãi rác dùng để yêu cầu về việc di dời bãi rã. Với mục đích trả lại môi trường không khí và nguồn mước trong lành không làm ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân, hộ gia đình.
2. Mẫu đơn yêu cầu di dời bãi rác chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN YÊU CẦU DI DỜI BÃI RÁC
Kính gửi :– Ông …. –Tổ trưởng tổ dân phố số …
–Ông …. –Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị …
–Căn cứ : –
Tên tôi là …
CMND số …… cấp tại …. ngày …/…. /….
Địa chỉ thường trú ….
Số điện thoại liên lạc …
Địa chỉ hiện tại …
Sau đây tôi xin trình bày về nội dung vụ việc:
Tôi cư trú tại số nhà … Trước cửa nhà tôi, phía công ty Môi trường có để xe rác để tiến hành thu gom rác . Phía công ty thường thu gom rác vào lúc 7 giờ 00 phút tối , tuy nhiên lượng rác thải hằng ngày của các hộ dân xung quanh rất nhiều dẫn đến việc xe rác luôn bị quá tải và không thể đổ thêm rác . Do đó các hộ gia đình đã vứt rác trước cửa nhà tôi và khi công nhân vệ sinh đi thu gom rác thì cũng hề thu dọn sạch rác thải đã bị đổ ra trước cửa nhà tôi. Dù gia đình tôi có nhắc nhở các hộ gia đình xung quanh không để rác trước cửa nhà tôi thì hiện tượng này vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu suy giảm. Hành vi này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình tôi cũng như gây mất vệ sinh cho khu vực dân cư này
Dựa vào khoản …. Điều …. Luật bảo vệ môi trường ….
“ …. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
1.Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
…”
Nhận thấy hành vị này đã ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Tôi đề nghị ông … – Tổ trưởng tổ dân phố số … có biện pháp đề cập, kết hợp cùng cơ quan chức năng ngay lập tức di dời bãi rác ra khỏi khu vực cửa nhà tôi .
Xin cảm ơn.
Trân trọng !
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu di dời bãi rác chi tiết nhất:
Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu di rời bãi rác
Họ, tên và địa chỉ của người yêu cầu di rời bãi rác:
-Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc yêu cầu thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
-Nếu là người được ủy quyền yêu cầu di rời bãi rác thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
Nếu người yêu cầu di rời bãi rác không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân..
Ghi tóm tắt nội dung yêu cầu di rời bãi rác; ghi rõ cơ sở của việc yêu cầu di rời bãi rác; yêu cầu giải quyết yêu cầu di rời bãi rác.
4. Một số quy định di dời bãi rác:
4.1. Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 07/9/2016/BXD thì việc xây dựng các trạm trung chuyển chất thải phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:”
“2.1.Yêu cầu chung
2.1.1.Công trình quản lý chất thải rắn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đo thị và quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.2.Nhà vệ sinh công cộng phải tuân theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.3.Các công trình quản lý chất thải rắn, nhà vệ sinh công cộng phải đảm bảo các yêu cầu bền vững, ổn định và các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) theo quy định pháp luật hiện hành.
2.1.4.Khoảng cách an toàn về môi trường của trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn và bùn thải tuân thủ theo QCXDVN 01:2008/BXD”
Theo QCXDVN 01:2008/BXD thì khoảng cách an toàn về môi trường của trạm trung chuyển rác thải được xác định như sau:
“Yêu cầu đối với trạm trung chuyển chất thải rắn
-Phải bố trí trạm trung chuyển chất thải rắn nhằm tiếp nhận và vận chuyển hết khối lượng chất thải rắn trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung trong thời gian không quá 2 ngày đêm;
-Tại mỗi trạm trung chuyển chất thải rắn: có bãi đỗ xe vệ sinh chuyên dùng; phải có hệ thống thu gom nước rác và xử lý sơ bộ;
-Khoảng cách ATMT của trạm trung chuyển chất thải rắn >=20m.”
4.2. Quy định về quản lý chất thải rắn:
Điều 5. Phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt
1.Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
a) Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật).
b) Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh).
c) Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).
2. CTRSH tại nguồn sau phân loại phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải.
3. Bao bì (túi), thiết bị lưu giữ (thùng) CTRSH sau phân loại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, không làm rò rỉ nước rỉ rác và có kích thước phù hợp với lượng chất thải và thời gian lưu giữ.
b) Bao bì (túi) phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ (thùng) phải có nắp đậy kín để đảm bảo không phát tán mùi và có dán biển cảnh báo thông tin trên thân thùng.
4. Việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH phải tuân thủ Quy định về phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
5. Hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy để chứa CTRSH sau phân loại, khuyến khích sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường để thay thế các túi ni lông khó phân hủy.
Điều 6. Quản lý cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH từ các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, nơi công cộng đến các điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển
1. Nguyên tắc chung
a) Quá trình thu gom và vận chuyển CTRSH từ các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, nơi công cộng đến các điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển (gọi chung là thu gom CTRSH tại nguồn) phải tuân thủ quy định về Quy trình kỹ thuật thu gom CTRSH tại nguồn do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành và các quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố về phân loại chất thải rắn tại nguồn.
b)Điều kiện tham gia hoạt động thu gom CTRSH tại nguồn:
-Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ CTRSH của các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải đã ký hợp đồng.
-Thu gom, vận chuyển CTRSH đến các điểm hẹn, trạm trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
c)Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải phải chuyển giao CTRSH theo đúng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này và các quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố về phân loại CTRSH tại nguồn.
d)Công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn bao gồm các nội dung công việc sau:
-Quản lý việc tuân thủ hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn và các quy định hiện hành liên quan công tác chuyển giao, thu gom và vận chuyển CTRSH phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, nơi công cộng đến các điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển.
-Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu kiến nghị liên quan đến cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn theo thẩm quyền.
-Quản lý việc tổ chức thực hiện giá dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn theo quy định.
-Thực hiện nghiệm thu chất lượng cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn đối với các hợp đồng do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện ký hợp đồng.
đ) Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn là cơ quan trực tiếp xem xét, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải và chủ thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn.
e) Tuyến thu gom CTRSH tại nguồn phải được tổ chức, sắp xếp lại dựa trên nguyên tắc tối ưu cự ly và khối lượng thu gom, khép kín trên địa bàn khu phố tuyến đường của phường, không để tình trạng một chủ thu gom, vận chuyển thu gom rời rạc, đứt quãng trên nhiều địa bàn khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thu gom, vận chuyển CTRSH.
g) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách hỗ trợ các chủ thu gom, vận chuyển CTRSH cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn là cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng dưới 10 (mười) lao động phát triển quy mô hoạt động lên các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định.
h) Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không lưu giữ CTRSH theo quy định; thải bỏ CTRSH không đúng nơi quy định; không ký hợp đồng cung ứng thu gom CTRSH tại nguồn hoặc không chuyển giao CTRSH theo đúng quy định.