Bãi rác là nơi thu gom bất kỳ chất thải bãi rác không chỉ có hại cho môi trường mà còn cho sức khỏe của chúng ta. Vậy, hiện nay trường hợp muốn yêu cầu di chuyển bãi rác thải cần phải có đơn yêu cầu di chuyển.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu di chuyển bãi rác là gì?
Xây dựng khu xử lý chất thải không đúng quy định dẫn đến chất thải ở bãi rác bị rò rỉ và dòng chảy từ các bãi rác sẽ mang các hóa chất độc hại vào nguồn cung cấp nước của chúng ta, làm ô nhiễm nước uống của các cộng đồng lân cận.
Đơn yêu cầu di chuyển bãi rác là mẫu đơn được soạn thảo nhằm mục đích yêu cầu di chuyển bãi rác
Soạn thảo đơn yêu cầu di chuyển bãi rác nhằm mục đích yêu cầu di chuyển bãi rác ra xa khỏi khu vực dân cư để cuộc sống của người dân được cải thiện và không bị ảnh hưởng bới rác thải.
2. Mẫu đơn yêu cầu di chuyển bãi rác thải mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …..
ĐƠN YÊU CẦU DI CHUYỂN BÃI RÁC
Căn cứ:
– Luật bảo vệ môi trường năm 2020;
Kính gửi: – Ông …. – Tổ trưởng tổ dân phố số …
– Ông …. – Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị …
Tên tôi là …..
CMND số …… cấp tại …. ngày …/…./….
Địa chỉ thường trú ….
Số điện thoại liên lạc …
Địa chỉ hiện tại …
Sau đây tôi xin trình bày về nội dung vụ việc:
Tôi cư trú tại số nhà … Trước cửa nhà tôi, phía công ty Môi trường có để xe rác để tiến hành thu gom rác. Phía công ty thường thu gom rác vào lúc 7 giờ 00 phút tối, tuy nhiên lượng rác thải hằng ngày của các hộ dân xung quanh rất nhiều dẫn đến việc xe rác luôn bị quá tải và không thể đổ thêm rác. Do đó các hộ gia đình đã vứt rác trước cửa nhà tôi và khi công nhân vệ sinh đi thu gom rác thì cũng hề thu dọn sạch rác thải đã bị đổ ra trước cửa nhà tôi. Dù gia đình tôi có nhắc nhở các hộ gia đình xung quanh không để rác trước cửa nhà tôi thì hiện tượng này vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu suy giảm. Hành vi này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình tôi cũng như gây mất vệ sinh cho khu vực dân cư này
Dựa vào khoản 1, Khoản 2 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường quy định bảo vệ môi trường nơi công cộng như sau:
“Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật…..“
Nhận thấy hành vị này đã ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Tôi đề nghị ông ….. – Tổ trưởng tổ dân phố số … có biện pháp đề cập, kết hợp cùng cơ quan chức năng ngay lập tức di dời bãi rác ra khỏi khu vực cửa nhà tôi.
Xin cảm ơn.
Trân trọng!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu di chuyển bãi rác:
Phần Kính gửi: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa của người đang đảm nhận chức vụ
– Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2020;
Tên tôi là: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
CMND số : Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Địa chỉ thường trú : Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Số điện thoại liên lạc …
Địa chỉ hiện tại: Ghi theo địa chỉ hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Trình bày nội dung sự việc ( Ghi rõ lý do yêu cầu di chuyển bãi rác)
Lời đề nghị
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Một số quy đinh pháp luật về xử lý chất thải:
Căn cứ theo Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
– Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
– Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này. Không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã.
– Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Căn cứ theo Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
+ Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
+ Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
+ Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.
– Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
– Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây:
+ Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
+ Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
+ Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
– Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
+ Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.