Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đầu tư đó là vốn, vậy ngoài số vốn kinh doanh có sẵn, khi muốn có thêm nguồn vốn thì đề nghị cấp vốn ở đâu, muốn đẩy nhanh tiến độ cấp vốn cần phải làm gì? Mẫu đơn yêu cầu đẩy nhanh việc cấp vốn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cấp vốn là gì?
Mẫu đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cấp vốn là Văn bản được tổ chức , cá nhân sử dụng yêu cầu tổ chức , cá nhân có thẩm quyền thực hiện cấp vốn nhanh chóng cho dự án đàu tư nào đó.
Mẫu đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cấp vốn là mẫu đơn được đơn vị doanh nghiệp lập ra để yêu cầu về việc đầy nhanh tiến độ cấp vốn.
2. Mẫu đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cấp vốn:
CÔNG TY …….
Số : …/…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày ….. tháng ….. năm
ĐƠN YÊU CẦU ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ
( V/v đẩy nhanh tiến độ cấp vốn )
Kính gửi : Công ty …
Căn cứ theo kế hoạch đầu tư và xây dựng số … ;
Căn cứ theo tiến độ thi công đã phê duyệt với Công ty …;
Căn cứ vào nhật ký thi công công trình ;
Căn cứ vào biên bản ghi nhận thực tế thi công công trình ;
Hiện nay , đơn vị thi công Công ty … vẫn đang thi công đạt khối lượng theo tiến độ đã đề ra gửi tới chủ đầu tư và đơn vị giám sát đến ngày…/…/… . Tuy nhiên , đến ngày …/…/… công trình đang bị tạm dừng thi công do chưa có nguồn vốn để thực hiện . Để hoàn thành công trình theo đúng kế hoạch đã đề ra , Công ty … gửi đến Công ty … văn bản yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cấp vốn để có thể hoàn thành công trình theo đúng kế hoạch .
Kính đề nghị Công ty … xem xét và cấp vốn thi công trong thời giam sớm nhất .
Xin trân trọng cảm ơn !
Nơi nhận :
–
Lưu …
ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT
Đại diện đơn vị
( Ký tên , đóng dấu )
3. Hướng dẫn viết đơn:
Ghi đầy đủ các thông tin về nội dung:
– Căn cứ theo kế hoạch đầu tư và xây dựng số
– Căn cứ theo tiến độ thi công đã phê duyệt với Công ty
– Căn cứ vào nhật ký thi công công trình
– Căn cứ vào biên bản ghi nhận thực tế thi công công trình
4. thông tin liên quan:
Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài… nhằm để : tái sản xuất, các tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới.
Đặc điểm về vốn đầu tư như sau:
– Đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển và sinh lời
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng và sinh lời, trong đó có yếu tố đầu tư. Nhưng để bắt đầu một quá trình sản xuất hoặc tái mở rộng quá trình này, trước hết phải có vốn đầu tư. Nhờ sự chuyển hóa vốn đầu tư thành vốn kinh doanh tiến hành hoạt động, từ đó tăng trưởng và sinh lời. Trong các yếu tố tạo ra sự tăng trưởng và sinh lời này vốn đầu tư được coi là một trong những yếu tố cơ bản. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong việc phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Tuy nhiên, động lực này thường vấp phải những lực cản bởi một số đặc điểm khác.
Đầu tư đỏi hỏi một khối lượng vốn lớn Đầu tư:
Khối lượng vốn đầu tư lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế như: Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng…Vì sử dụng một khối lượng vốn khổng lồ, nên nếu sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài với khối lượng vốn lớn và kém hiệu quả thì gánh nợ nước ngoài ngày càng chồng chất vì không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Các cơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mêhicô và các nước Đông nam á vừa qua là những điển hình về tình trạng này. Đầu tư là gì
Thời gian hoàn vốn như sau:
Thứ ba, quá trình đầu tư XDCB phải trải qua một quá trình lao động rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn vì sản phẩm XDCB mang tính đặc biệt và tổng hợp. Sản xuất không theo một dây truyền hàng loạt mà mỗi công trình, dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liên tục và phân tán, thời gian khai thác và sử dụng thường là 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tính chất dự án.
Đối với vốn đầu tư vào Doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên lập hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định. Hồ sơ gồm:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; kế hoạch tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp.
+ Phương án bổ sung vốn nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
+ Bản sao
+ Đề xuất nguồn vốn đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; cổ tức, lợi nhuận được chia (nếu có).
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đại diện phần vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đảm bảo theo quy định và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này) đến cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định trước khi hoàn chỉnh phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
+ Trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo quy định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản yêu cầu người đại diện bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
– Cơ quan tài chính cùng cấp: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp phải có ý kiến bằng văn bản về việc bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp tại doanh nghiệp.
– Đối với phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nhu cầu đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có đề án gửi Bộ Tài chính (kèm theo hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước) để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Về trình tự thủ tục cấp vốn đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, quy định như sau:
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ mức vốn và nguồn vốn sử dụng để đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo quy định tại Điều 13 Nghị định này), có văn bản đề nghị cơ quan tài chính thực hiện thủ tục cấp bổ sung vốn nhà nước đầu tư vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Cơ quan tài chính cùng cấp, căn cứ vào thời hạn góp vốn theo thông báo của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện cấp bổ sung vốn nhà nước cho công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo mức vốn đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã ghi trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước) phê duyệt, thông báo, cơ quan tài chính thực hiện cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định của
+ Trường hợp cấp bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài chính thực hiện cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia theo phần vốn nhà nước để đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp thực hiện ghi tăng vốn nhà nước sau khi có nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên.