Nếu cá nhân muốn được Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin thì cần phải đơn yêu cầu cung cấp thông tin tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp. Vậy đơn yêu cầu cung cấp thông tin là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu cung cấp thông tin là gì?
Mẫu đơn yêu cầu cung cấp thông tin là mẫu đơn yêu cầu được cá nhân gửi tới cơ quan, chủ thể có thẩm quyền để yêu cầu về việc cung cấp thông tin. Mẫu đơn yêu cầu cung cấp thông tin phải nêu rõ thông tin cá nhân của người làm đơn, nội dung yêu cầu cung cấp thông tin…
Đơn yêu cầu cung cấp thông tin là văn bản ghi chép lại những thông tin cá nhân của người làm đơn, nội dung yêu cầu cung cấp thông tin…Đồng thời, đơn yêu cầu cung cấp thông tin sẽ làm căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc cung cấp các loại thông tin mà cá nhân yêu cầu muốn.
2. Mẫu đơn yêu cầu cung cấp thông tin:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
…….., ngày…tháng…năm..
ĐƠN YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
Kính gửi: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại
PHẦN GHI CỦA ĐĂNG KÝ VIÊN
Số đơn: ……HD
Thời điểm nhận: _ _ _ giờ _ _ _ phút, ngày _ _ _ /_ _ _ / _ _ _ _ _
Đăng ký viên (ký và ghi rõ họ, tên):
1. Thông tin chung
1.1.(*) Nhận kết quả cung cấp thông tin: Trực tiếp tại cơ quan đăng ký hoặc
Qua đường bưu điện (theo tên và địa chỉ kê khai tại mục đơn này)
1.2. Loại thông tin yêu cầu cung cấp:
Danh mục các hợp đồng đã đăng ký theo tên của Bên A (Kê khai tại mục)
Tổng hợp thông tin về các hợp đồng đã đăng ký theo tên của Bên A (Kê khai tại mục)
Tổng hợp thông tin về các hợp đồng đã đăng ký theo số khung, số máy của phương tiện (Kê khai tại mục)
2. Người yêu cầu cung cấp thông tin
2.1. Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA) ……
Mã số KHTX (nếu có): ……
2.2. Địa chỉ …………
2.3. (*) Số điện thoại: .
3. Yêu cầu cung cấp thông tin theo tên của tổ chức, cá nhân (là bên mua, bên thuê tài sản, bên thuê tài chính hoặc bên chuyển giao quyền đòi nợ, được gọi chung là Bên A):
3.1. Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA) …..
Mã số KHTX (nếu có): ………
3.2. Địa chỉ ……..
3.3. Giấy tờ xác định tư cách pháp lý:
CMND, Hộ chiếu của người nước ngoài (đối với cá nhân)
QĐ thành lập, GCN Đăng ký kinh doanh, GP đầu tư (đối với tổ chức)
Giấy tờ khác (ghi cụ thể): ….
Số …………. do ……… cấp ngày …………./………../…..
4. Yêu cầu cung cấp thông tin theo số khung, số máy của phương tiện giao thông cơ giới:
Số khung
(Ghi đầy đủ các số và chữ cái)
Số máy
(Ghi đầy đủ các số và chữ cái)
5. Kèm theo đơn yêu cầu gồm có:………….. Đăng ký viên kiểm tra ………..
Chứng từ nộp phí cung cấp thông tin
NGƯỜI YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu cung cấp thông tin:
– Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
– Đối với phần kê khai có nhiều ô vuông thì đánh dấu (X) vào ô vuông cần lựa chọn. Trong trường hợp đánh dấu nhầm thì bôi đen ô vuông đó ().
– Không bắt buộc kê khai tại các mục đánh dấu (*); các mục không có dấu (*) thì phải kê khai đầy đủ.
Thông tin chung (mục)
– Điểm 1.1: Đánh dấu (X) vào một trong hai ô vuông tại điểm này. Trong trường hợp không đánh dấu thì người yêu cầu cung cấp thông tin phải đến trụ sở của Trung tâm Đăng ký để nhận kết quả cung cấp thông tin.
– Điểm 1.2: Đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng với loại thông tin yêu cầu cung cấp. Mỗi đơn yêu cầu cung cấp thông tin không hạn chế về loại thông tin được cung cấp (có thể đánh dấu vào nhiều ô), nhưng người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả phí cung cấp thông tin cho từng loại thông tin được cung cấp.
Người yêu cầu cung cấp thông tin (mục)
– Nếu đơn yêu cầu cung cấp thông tin được gửi qua fax mà người yêu cầu cung cấp thông tin không phải là khách hàng thường xuyên thì Trung tâm Đăng ký từ chối việc việc cung cấp thông tin.
– Điểm 2.1: kê khai tên đầy đủ của cá nhân hoặc tổ chức. Trong trường hợp kê khai tên và Mã số khách hàng thường xuyên do Cục Đăng ký cấp thì không bắt buộc phải kê khai thông tin về địa chỉ.
– Điểm 2.2: là địa chỉ thực tế nơi tổ chức đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân thường trú tại thời điểm yêu cầu cung cấp thông tin.
– Điểm 2.3: Không bắt buộc phải kê khai. Nếu kê khai thì kê khai mã điện thoại tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương trong ngoặc đơn và kê khai về số điện thoại để liên hệ với người yêu cầu cung cấp thông tin. Ví dụ: (04) 1234567..
Yêu cầu cung cấp thông tin theo tên của tổ chức, cá nhân (mục ):
– Kê khai tại mục này, nếu yêu cầu cung cấp Danh mục các hợp đồng đã đăng ký hoặc/và Văn bản tổng hợp thông tin về các hợp đồng đã đăng ký theo tên của Bên có nghĩa vụ.
– Bên mua trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu, bên thuê trong hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính, bên chuyển giao quyền đòi nợ được gọi chung là Bên A trong Hệ thống dữ liệu về đăng ký hợp đồng.
+ Tổ chức là chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch hoặc đơn vị trực thuộc khác của tổ chức tín dụng thì kê khai về chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch hoặc đơn vị trực thuộc đó.
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân thì kê khai về pháp nhân đó.
+ Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức khác không có tư cách pháp nhân (trừ chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành) thì kê khai thông tin về chủ hộ, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của tổ chức.
– Điểm 3.1: Kê khai đầy đủ, chính xác theo đúng nội dung ghi trên giấy tờ xác định tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân (được kê khai tại điểm 3.3); không được tự ý viết tắt khi kê khai tên. Đối với tổ chức được thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài thì kê khai tên được đăng ký tại cơ quan nước ngoài có thẩm quyền. Trong trường hợp tên được đăng ký của tổ chức không viết bằng chữ Latinh thì kê khai tên giao dịch bằng tiếng Anh.
Trong trường hợp kê khai tên và Mã số khách hàng thường xuyên do Cục Đăng ký cấp thì không bắt buộc phải kê khai thông tin về địa chỉ và giấy tờ xác định tư cách pháp lý.
– Điểm 3.2: Là địa chỉ thực tế nơi tổ chức đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân thường trú.
– Điểm 3.3: Chỉ được đánh dấu (X) vào một trong các ô vuông về giấy tờ xác định tư cách pháp lý của tổ chức (Bên A) và kê khai số, cơ quan cấp, thời điểm cấp giấy tờ đó, cụ thể như sau:
+ Đối với công dân Việt Nam: đánh dấu vào ô vuông “CMND” (Chứng minh nhân dân).
4. Quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm:
4.1. Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm:
+ Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
-Thế chấp tàu biển.
+ Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
– Thế chấp tài sản là động sản khác;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Căn cứ vào Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm (Đã hết hiệu lực) ta có thể thấy: Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Và cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm, theo quy định của Bộ luật dân sự. Khi khi đăng ký biện pháp bảo đảm trong các trường hợp nêu bên trên.
4.2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm:
Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin bao gồm:
-Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.
-Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
-Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
-Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định của pháp luật.
Trên đây là các cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biên pháp bảo đảm đồng thời, họ sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong hoạt động này. Điều quan trọng đó là các cơ quan trên phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đúng với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.