Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện nộp phạt theo quy định thì cá nhân, tổ chức khác có quyền gửi đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt là gì?
Nộp phạt là việc một cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt về hành vi vi phạm của mình. Khái niệm nộp phạt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính. Khi vi phạm pháp luật về hành chính, cá nhân, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nộp tiền phạt là một trong những giải pháp xử lý vi phạm hành chính phổ biến.
Đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt là văn bản được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đê yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt.
Đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt được soạn thảo nhằm mục đích yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và bị xử lý dưới hình thức nộp phạt, việc yêu cầu cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm nộp phạt là sự thực thi quyền hành pháp của Nhà nước và là sự bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức khác. ảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp phạt là việc thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi đã hết thời hạn nộp phạt mà cá nhân, tổ chức chưa thực hiện nghĩa vụ nộp phạt sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
2. Mẫu đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘP PHẠT
Kính gửi: ông…tổ trưởng tổ dân phố …………
– Căn cứ vào bản nội quy dân phố được ký giữa các hộ dân cư
Tôi tên là:…
CMND số…cấp tại….ngày…/…/…
Địa chỉ thường trú: ……
Số điện thoại:…
Địa chỉ hiện tại: ……
Theo quy định của bản nội quy dân phố thì từ 18h00-19h00 sẽ có xe đến thu gom rác thải, các hộ dân cư đem rác đi vứt. Nhưng gần tuần nay đầu ngõ Quỳnh tràn ngập rác thải, mặc dù ở đó đã có treo biển cấm vứt rác. Sau khi theo dõi lại camera trước cửa nhà tôi phát hiện ra anh….., địa chỉ chính là thủ phạm vứt rác. Tôi đã trao đổi lại với anh… nhưng anh vẫn cương quyết về hành vi của mình.
Xét thấy Điều 7 bản nội quy dân phố quy định
“ Các hộ rác đình phải bỏ rác đúng nơi quy định nếu không sẽ bị xử phạt từ 200.000 -500.000VNĐ”.
Tôi đề nghị ông… cần xử phạt đối với hành vi vứt rác bừa bãi của anh… để ngăn chặn hành vi trên nhằm giúp chúng ta có một khu phố sạch sẽ văn minh, bảo vệ môi trường”.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn:
Ký và ghi rõ họ tên
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt:
Phần kính gửi: Ghi rõ họ tên của tổ trưởng tổ dân phố nơi gửi đơn yêu cầu
Phần thông tin của người làm đơn yêu cầu:
Tôi tên là: Ghi rõ họ tên người làm đơn yêu cầu bằng chữ in hoa có dấu
CMND số: Ghi theo thông tin trên CMND được cấp
Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Địa chỉ hiện tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Trình bày vụ việc
Cá nhân làm đơn trình bày rõ ràng, cụ thể sự việc cùng lý do làm đơn
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt khi bị xử lý vi phạm hành chính:
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt khi bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thứ nhất, Các cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78
– Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Thứ hai, Thủ tục nộp tiền phạt:
+ Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích, người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả;
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.
– Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.
– Việc thu, nộp, hoàn trả tiền nộp phạt được thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch (nếu có) trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính.