Thực trạng xe tải đi vào đường nội bộ khu dân cư ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nhiều hộ dân đã kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu chặn xe tải vào các tuyến đường này.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu chặn xe tải vào đường nội bộ là gì?
Đường nội bộ có thể hiểu là đường trong khu vực phạm vi phường, khu ở, khu công nghiệp, khu chung cư, khu công trình công cộng hoặc thương mại nào đó. Hay đơn giản hơn chúng ta cũng có thể hiểu đường nội bộ là một hệ thống đường giao thông chung trong một địa bàn nhất định. Những khu vực này thuộc quyền hạn sở hữu chung, không thuộc phạm vi và quyền quản lý của bất kỳ cá nhân nào mà là do nhà nước quản lý hoặc một đơn vị được nhà nước ủy quyền.
Còn theo quy định của
Ví dụ: Để bảo vệ mặt đường đua F1 diễn ra từ ngày 10/2-26/3/2020 thì Sở Giao thông vận tải Hà Nội thực hiện phân luồng, cấm toàn bộ phương tiện là ô tô khách, xe hợp đồng trên 9 chỗ, xe buýt, xe tải chở hàng từ 500kg trở lên lưu thông qua một phần tuyến đường Lê Quang Đạo-Lê Đức Thọ thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Từ ngày 01/7/2020 khi Quy chuẩn 41:2019/BGTVT chính thức có hiệu lực thì:
+ Ô tô con (hay còn gọi là xe con) là ôtô được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả chỗ người lái. Xe bán tải (xe pick-up), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.
+ Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là ôtô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa bao gồm cả ôtô đầu kéo, ôtô kéo rơmoóc và các loại như xe pick-up, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên.
Đơn yêu cầu chặn xe tải vào đường nội bộ là văn bản được cá nhân, tổ chức lập ra và được gửi đến các chủ thể có thẩm quyền để xem xét và đưa ra quyết định chặn xe tải vào đường nội bộ của tổ chức, nhóm cá nhân, nhóm tổ chức.
Đơn yêu cầu chặn xe tải vào đường nội bộ được lập ra nhằm để các chủ thể có thẩm quyền có thể xem xét và đưa ra quyết định đối với việc xe tải vào đường nội bộ của tổ chức, cá nhân. Việc xe tải đi vào đường nội bộ của tổ chức, cá nhân đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
Đơn yêu cầu chặn xe tải vào đường nội bộ là tiền đề để cơ quan chức năng tiến hành xác minh, thanh tra và từ cơ sở đó sẽ xử lý trường hợp xe vi phạm tải trọng vào đường hẻm và lập hàng rào khống chế, cấm xe tải lớn vào khu vực này nhằm đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông và ổn định đời sống sinh hoạt cho người dân, góp phần giữ vững an ninh trật tự và xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư tại địa phương.
2. Mẫu đơn yêu cầu chặn xe tải vào đường nội bộ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN YÊU CẦU CHẶN XE TẢI VÀO ĐƯỜNG NỘI BỘ
Kính gửi: (1) – Công ty……
– Ban Giám đốc công ty………
– Ông……… – Giám đốc công ty………
– Căn cứ ….;
– Căn cứ tình trạng thực tế của khu vực.
Tên tôi là:………. Sinh ngày…. tháng…… năm…
Giấy CMND/thẻ CCCD số:………… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ………
Điện thoại liên hệ: ………
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:……
Địa chỉ trụ sở chính:………
Giấy CNĐKDN số:…………….. Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. cấp ngày…./……..
Số điện thoại:…………… Số Fax:………….
Người đại diện theo pháp luật:………
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….
Chức vụ:………
Địa chỉ thường trú:………
Chỗ ở hiện nay …
Điện thoại liên hệ: ……
Căn cứ đại diện:…..)
Tôi là:……. (tư cách làm đơn, có thể là một thành viên của tổ chức, là một công ty trong một nhóm công ty)
Tôi xin trình bày với Quý công ty sự việc sau:………
Vì những lý do trên, tôi làm đơn này để đề nghị Quý công ty xem xét lại tình trạng này và tổ chức chặn xe tải vào đường nội bộ, tổ chức cho xe tải đi theo các tuyến đường khác để đảm bảo an toàn cho tuyến đường nội bộ…
Tôi xin cam đoan với Quý công ty những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật. Kính mong Quý công ty xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý công ty:……….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu chặn xe tải vào đường nội bộ:
– Tại phần đề gửi, bạn cần điền tên công ty, cơ quan, ban giám đốc của công ty, người đứng đầu cơ quan hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác tùy thuộc vào đường nội bộ mà bạn nhắc tới là “đường nội bộ” của chủ thể nào.
– Bạn cần điền rõ thông tin cá nhân của bản thân như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Trường hợp bạn là tổ chức thì cần điền đầy đủ tên công ty, địa chỉ của trụ sở chính, số, ngày tháng năm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin của người đại diện theo pháp luật như mẫu đơn.
– Tại phần trình bày lý do viết đơn: Bạn trình bày về hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn, trong trường hợp của bạn, bạn trình bày về nguyên nhân dẫn đến việc bạn đưa ra đề nghị chặn xe tải vào đường nội bộ trên, đó có thể là do đường nội bộ bị xuống cấp không đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông,…).
– Đối với những tài liệu kèm theo đơn để thể hiện tình trạng thực tế của khu vực cần thiết phải chặn xe tải đi vào khu vực thì bạn liệt kê số lượng, tình trạng văn bản, tài liệu, chứng cứ mà bạn gửi kèm để chứng minh tính chính xác của những thông tin mà mình đã nêu trên.
4. Hạn chế các loại xe tải đi vào khu vực Hà Nội:
Việc hạn chế các loại xe tải đi vào khu vực Hà Nội được điều chỉnh bởi Quyết định 06/2013/QĐ-UBND như sau:
– Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn: Cấm hoạt động trong giờ cao điểm (Sáng từ 6h00 đến 9h00, chiều từ 16h 30 đến 19h30 hàng ngày);
– Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng từ trên 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công: Chỉ được phép lưu hành từ 21h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.
Riêng:
– Các loại xe cấp nước sinh hoạt, xe chuyên dùng giải quyết các sự cố đột xuất về điện, nước, úng ngập do mưa bão, lún sụt, gãy cành, đổ cây, sự cố cầu đường: Được phép hoạt động 24h/24h hàng ngày;
– Các loại xe cắt sửa cây, xe tưới nước rửa đường, xe hút bụi, xe hút bùn, xe vận chuyển bùn phục vụ thoát nước, xe và máy sửa chữa cầu đường, xe nâng đưa người làm việc trên cao: Được hoạt động trên các đường phố trừ giờ cao điểm;
– Xe chở thực phẩm tươi sống; xe chở rau, quả có trọng lượng toàn bộ xe đến 2,5 tấn. Được hoạt động trên các đường phố, trừ giờ cao điểm. Xe chở rau an toàn (RAT) được phép hoạt động 24/24h theo quy định của Thành phố.
– Xe vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí bằng đường bộ; Xe chở tiền, vàng bạc, ngoại tệ: Được phép hoạt động 24h/24h hàng ngày;
– Các loại xe chuyên dùng vận chuyển rác, xe thu gom rác đẩy tay (trừ xe tham gia tổng vệ sinh phục vụ nhiệm vụ đột xuất): Chỉ được phép hoạt động trên các đường phố từ 19h30 đến 6h00 sáng hôm sau.
Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường: Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao đường 70) – Đường 70 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72) – Đường 72 (đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn – quận Hà Đông) – Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (quận Hà Đông – đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) – Pháp Vân – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự trở vào trung tâm Thành phố.
Riêng đoạn tuyến đường đô thị sau, các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:
– Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai), Minh Khai (đoạn từ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ nút Pháp Vân – Cầu Giẽ đến Giải phóng), Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng), Đại lộ Thăng Long – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến Cầu Bươu- quận Hà Đông) – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự;
– Đường trên cao đoạn từ nút Mai Dịch đến nút giao Pháp Vân – Lĩnh Nam xe ô tô được phép hoạt động. Cấm người đi bộ và các loại phương tiện khác;
– Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép hoạt động;
– Cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ toàn bộ của xe trên 1,25 tấn hoạt động trong giờ cao điểm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng.