Trong quá trình tham gia lao động, nếu có bất kỳ sự thiếu sót, hư hỏng về đồng phục, người lao động có quyền viết đơn yêu cầu cấp thêm đồng phục làm việc.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu cấp thêm đồng phục làm việc là gì?
Đơn yêu cầu cấp thêm đồng phục làm việc là văn bản do người lao động gửi tới bộ phận có thẩm quyền (tại cơ sở sử dụng lao động) nhằm đề nghị công ty cấp thêm đồng phục khi có sự thiếu hụt hoặc hư hỏng.
Đơn yêu cầu cấp thêm đồng phục là văn bản bày tỏ nguyện vọng của người lao động, để người sử dụng lao động nắm bắt được tình hình sử dụng đồng phục, quản lý việc sử dụng đồng phục, xem xét, đánh giá tình hình sản xuất và mua đồng phục để cung cấp cho người lao động kịp thời, nhanh chóng.
2. Mẫu đơn yêu cầu cấp thêm đồng phục làm việc mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–o0o—–———
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU CẤP THÊM ĐỒNG PHỤC LÀM VIỆC
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ
Kính gửi: – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần may Y
– Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Cổ phần may Y
Tôi tên là: Nguyễn Văn A
Sinh ngày:………
CMND số:…….. Cấp ngày: ……… Nơi cấp:………
HKTT: …………
Chỗ ở hiện tại:…………
Số điện thoại: …………
Chức vụ: Quản lý nhân viên
Ngày 01 tháng 03 năm 2019, tôi có tiếp nhận 15 nhân viên may do Ban tuyển dụng của Phòng Hành chính- Nhân sự của Công ty tuyển dụng. Sau 1 tuần được hướng dẫn làm việc và đào tạo thì có 12 nhân viên bắt đầu làm việc chính thức tại vị trí may. Tuy nhiên, do đợt trước một số nhân viên cũ làm hỏng và làm mất đồng phục nên đồng phục dự trữ đã cấp hết cho nhân viên cũ, do vậy 12 nhân viên mới vẫn chưa có đồng phục để mặc làm việc. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên cũng như nếu không mặc đúng đồng phục sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiến độ làm việc. Dựa theo khoản 1, Điều 6 của
“1. Người lao động làm việc theo
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;”
Chính vì vậy, tôi làm đơn này yêu cầu Công ty cấp thêm 24 bộ đồng phục cho các nhân viên mới được nhận vào làm việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
3. Hướng dẫn mẫu đơn yêu cầu cấp thêm đồng phục làm việc:
Tùy thuộc vào các đơn vị sử dụng lao động khác nhau mà cách viết đơn cũng có sự khác nhau, trên đây chỉ là mẫu đơn trong một trường hợp cụ thể, thực chất, người làm đơn chỉ cần chú ý:
– Các thông tin cá nhân bao gồm tên, số chứng minh nhân dân, ngày sinh, bộ phận làm việc, cách thức liên hệ (số điện thoại thường xuyên liên hệ), chức vụ đang nắm giữ (thường là người có chức vụ nhất định, ví dụ như quản lý, trưởng phòng, trưởng bộ phận);
– Thông tin thứ hai cần bảo đảm là trình bày sự việc, lý do cần đến việc yêu cầu cấp thêm đồng phục, ở phần này, người làm đơn chỉ cần trình bày thực tế, rõ ràng, đặc biệt là số lượng đồng phục cần thêm, hay chỉ một phần trong đồng phục (mỗi áo hoặc quần, giày,…)
– Để chứng minh tính xác thực của đơn, cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số vấn đề liên quan đến cấp thêm đồng phục làm việc:
4.1. Đồng phục và vai trò của đồng phục:
Đồng phục (Uniform) được hiểu là những trang phục (như quần áo, giày dép, mũ nón,…) giống nhau (hoàn toàn hoặc 1 phần) về thiết kế, mẫu mã, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng,….giữa các thành viên trong cùng một tổ chức tập thể (Công ty, Nhà trường, đội nhóm,…)
Đồng phục làm việc nếu được sử dụng trong các doanh nghiệp thì điều đó thể hiện tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, giúp cho doanh nghiệp có hình ảnh đẹp hơn trong mắt khách hàng, đối tác trong nước và quốc tế. Hơn nữa, đồng phục sẽ làm cho doanh nghiệp tạo nên sự đoàn kết nhất định, thống nhất, không phân biệt giàu nghèo, đó cũng là cách để doanh nghiệp quảng bá công ty đến gần hơn tới khách hàng để chỉ cần nhìn thấy đồng phục, người ta phải viết đó là công ty gì và làm về ngành nghề gì. Đồng phục có thể được xem là hình thức quảng cáo “ít chi phí” nhất.
4.2. Yêu cầu về đồng phục của doanh nghiệp cụ thể:
Theo tìm hiểu của Luật Dương Gia, việc sử dụng đồng phục của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn có một số đặc điểm sau:
Cán bộ nhân viên phải tuân thủ quy định về đồng phục từ khi bước vào Đơn vị làm việc và trong suốt thời gian làm việc tại SCB:
– Cán bộ nhân viên phải mặc đồng phục theo đúng quy định của SCB trong từng thời kỳ (chất liệu, màu sắc, kiểu dáng).
– Các nút áo phải được cài vào khuy áo (có thể ngoại trừ nút cổ áo).
– Cán bộ nhân viên không được xắn tay áo.
– Cán bộ nhân viên không được cho áo ra khỏi váy/quần.
Khi được cấp phát đồng phục mới, cán bộ nhân viên phải may/sử dụng đầy đủ kịp thời theo thời hạn thông báo áp dụng, không sử dụng đồng phục lỗi thời; không được cách điệu hoặc sửa đổi mẫu mã khác với mẫu quy định.
CBNV có trách nhiệm sử dụng và bảo quản tốt đồng phục (đồng phục phải được giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng, không nhăn nhúm, xuống màu, sờn rách, nhàu nát, ố, sứt nút/chỉ).
Đồng phục nhân viên bao gồm:
Nam: Áo chemise trắng, viền bên trong cổ và tay áo màu xanh; Cravat được cấp phát theo quy định của SCB; Quần tây may theo chất liệu vải và kiểu mẫu quy định của SCB
. Nữ: Áo Vest (bắt buộc sử dụng khi tham dự Lễ – Hội nghị, Lễ ký kết, Đại hội…Ngày thường có thể sử dụng hoặc không); Áo chemise xanh (may theo chất liệu vải và kiểu mẫu quy định của SCB); Váy/quần tây theo chất liệu vải và kiểu mẫu quy định của SCB.
4.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong cấp thêm đồng phục:
Như đã phân tích vai trò của đồng phục ở trên, thì việc cấp đồng phục là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhân viên của mình, đối tượng được cấp đồng phục là toàn thể nhân viên công ty (có thể là nhân viên chính thức hoặc nhân viên thử việc theo quy định), trách nhiệm của người lao động là không được đưa đồng phục của mình cho người khác để sử dụng vào mục đích khác, cá nhân phải sử dụng đồng phục trong suốt thời gian làm việc hoặc theo thời gian ấn định của công ty.
Yêu cầu chung:
– Thứ nhất, đồng phục đảm bảo tính thẩm mỹ của công ty, phù hợp với giới tính, lứa tuổi, chức vụ. Đảm bảo đồng phục có sự thống nhất giữa mọi người về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng. Đồng phục đảm bảo tính gọn nhẹ, tiện lợi, phù hợp với tính chất công việc.
– Thứ hai, cấp phát đồng phục công ty theo đúng số lượng cho đúng đối tượng, đúng chức vụ trong công ty. Ví dụ như quy định cấp phát đồng phục tại một số công ty là mỗi năm sẽ cấp đồng phục 2 lần, mỗi nhân viên được cấp 2 bộ đồng phục vào mùa đông và mùa hè…
– Thứ ba, nếu trong quá trình được cấp đồng phục phát hiện bị lỗi thì cần báo ngay với người có trách nhiệm để xử lý.
Trách nhiệm quan trọng của người lao động:
– Một là, nhân viên công ty chỉ được sử dụng đồng phục vì lợi ích của công ty, không được lợi dụng hình ảnh công ty để làm điều xấu ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty.
– Hai là, nhân viên công ty sử dụng và bảo quản đồng phục hợp lý, nếu làm mất, hỏng công ty không có trách nhiệm cấp lại.
– Ba là, nhân viên mặc đồng phục theo đúng yêu cầu trong quy định, nếu cố tình vi phạm nội quy công ty sẽ bị xử lý nghiêm.
Tóm lại ta có thể thấy, việc cấp thêm đồng phục cho nhân viên phụ thuộc rất nhiều yếu tố, điều này phải xuất phát từ nhu cầu khách quan chứ không phải do lỗi của nhân viên, người lao động buộc có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn đồng phục để nó không bị hư hỏng. Việc cấp thêm đồng phục thường do người sử dụng lao động đã có sự thiếu sót trong quá trình cấp phát, dẫn đến nhân viên không được đáp ứng đầy đủ quyền lợi của mình. Việc quy định một cách cụ thể về đồng phục sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý triệt để hơn.