Quyền thăm con là một trong những quyền được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về những cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con bằng cách viết đơn yêu cầu gửi Tòa án nhân dân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con là gì?
- 2 2. Mẫu đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con:
- 4 4. Quy định về hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:
- 4.1 4.1. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên bao gồm:
- 4.2 4.2. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:
- 4.3 4.3. Mức phạt hành vi vi phạm các quy định về quyền nuôi con:
- 4.4 4.4. Hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con bao gồm:
1. Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con là gì?
Đơn yêu cầu hạn chế thăm nom con là mẫu đơn hành chính do cá nhân, người đại diện của người có yêu cầu gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Tòa án nhân nhân) để được yêu cầu về việc hạn chế quyền thăm nuôi con của cá nhân khác. Trong đơn yêu cầu hạn chế thăm nom con phải nêu được những thông tin của cá nhân viết đơn, nguyên nhân, lý do dẫn đến viết đơn, và những yêu cầu của người viết đơn đối với Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền.
Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con là văn bản ghi chép lại những thông tin của cá nhân viết đơn, nguyên nhân, lý do dẫn đến viết đơn, và những yêu cầu của người viết đơn đối với Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền. Hơn thế nữa, đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sẽ là căn cứ để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết yêu cầu của người làm đơn.
2. Mẫu đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————o0o————–
ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Hạn chế quyền thăm con)
Kính gửi: Tòa án nhân dân…. (1)
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: (2)…
Địa chỉ: (3) …..
Số điện thoại (nếu có): ….; Fax (nếu có):….
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …
Tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân (1) ..
việc như sau:
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: (4) Yêu cầu hạn chế quyền thăm con của ông/bà…..
– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên: (5)….
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: (6) ..
– Các thông tin khác (nếu có): (7) ….
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu: (8)
Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
Địa danh, ngày……tháng……năm…. (9)
NGƯỜI YÊU CẦU (10)
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con:
(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu
(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.
(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,…
(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu
(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.
4. Quy định về hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:
Trong một số trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị Tòa án hạn chế quyền thăm non đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85,
– Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
– Phá tài sản của con;
– Có lối sống đồi trụy;
– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
4.1. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên bao gồm:
+ Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 86, Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014 yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
4.2. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:
Hậu quả pháp lý được quy định tại Điều 87, Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014 như sau:
1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:
– Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
– Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
– Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
3.Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
4.3. Mức phạt hành vi vi phạm các quy định về quyền nuôi con:
Theo quy định tại Điều 53, Điều 54
+ Người nào có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
+ Người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
-Bên cạnh đó, Điều 380 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: Khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam;
Ngoài ra, Điều 186 Luật Hình sự 2015 còn quy định nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
4.4. Hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con bao gồm:
+ Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con. Đơn được trình bày theo đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự mà các Tòa án niêm yết.
+ Bản sao quyết định ly hôn có công chứng
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân
+ Chứng cứ chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục con
+ Đơn xin xác nhận cư trú chứng minh thẩm quyền khởi kiện
Người yêu gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.