Trong quá trình yêu cầu đòi bồi thường từ các doanh nghiệp bảo hiểm, mẫu đơn yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông là một trong những loại giấy tờ và tài liệu cần thiết mà chủ phương tiện bắt buộc phải có.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm bồi thường tai nạn giao thông:
Hiện nay, tai nạn giao thông và sự việc xảy ra khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định về trật tự và an toàn giao thông đường bộ hoặc trong quá trình lưu thông đã gặp phải sự cố bất ngờ dẫn đến thiệt hại không mong muốn về tính mạng hoặc sức khỏe của con người, thiệt hại về tài sản của cơ quan hoặc tổ chức và cá nhân. Tai nạn về giao thông có thể bao gồm nhiều loại như sau:
– Các vụ va chạm giao thông bất ngờ;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khi xảy ra vấn đề tai nạn giao thông, bên cạnh người có hành vi vi phạm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì cơ quan bảo hiểm cũng phải có trách nhiệm trong việc bồi thường tai nạn giao thông cho những chủ thể gặp tai nạn khi họ mua bảo hiểm tai nạn giao thông cho các phương tiện của mình. Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm bồi thường tai nạn giao thông mà bạn đọc có thể tham khảo:
TÊN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
THÔNG BÁO TAI NẠN VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TAI NẠN GIAO THÔNG
1. Ngày giờ thông báo tai nạn: …
2. Nội dung thông báo: …
Tên chủ xe: …
Điện thoại liên hệ: …
Địa chỉ liên hệ: …
Họ tên lái xe: …
Giấy phép lái xe số: …
Hạng: …
Địa chỉ liên hệ: …
Điện thoại liên hệ: …
Biển số xe gây tai nạn: …
Trọng tải/số chỗ ngồi (tấn/chỗ): ………………………..
Giấy chứng nhận bảo hiểm số: …
Có hiệu lực từ … / … / … đến … / … / …
Tên doanh nghiệp bảo hiểm: …
Nơi cấp: …
Ngày, giờ, nơi xảy ra tai nạn: …
Diễn biến và nguyên nhân tai nạn: …
Tình hình thiệt hại về người: …
Tình hình thiệt hại về tài sản: …
Người làm chứng: …
Yêu cầu bồi thường và đề xuất khác của chủ xe cơ giới: …
Cam đoan: Tôi xin cam đoan những kê khai trên đây là đúng sự thực và theo sự hiểu biết của tôi. Nếu có gì sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Ngày … tháng … năm … NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ và tên) | Ngày … tháng … năm … CHỦ XE (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu nếu có) |
2. Mức bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông:
Khi bị tai nạn giao thông, các đối tượng được xác định là chủ phương tiện có tham gia bảo hiểm bắt buộc có thể được yêu cầu bồi thường thiệt hại từ các doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Mức chi trả bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông cũng được pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
– Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể và về tính mạng con người, thiệt hại về tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra trong quá trình lưu thông đường bộ;
– Thiệt hại về thân thể và tính mạng của các đối tượng được xác định là hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách được ký kết giữa các bên do xe cơ giới gây ra trong quá trình lưu thông đường bộ.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 22/2016/TT-BTC bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có quy định về số tiền tối đa mà các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải chi trả như sau:
– Trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do các phương tiện cơ giới gây ra theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 100.000.000 đồng/người/vụ tai nạn;
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với các thiệt hại được xác định là thiệt hại về tài sản do phương tiện xe mô tô hai bánh, các phương tiện được xác định là xe mô tô ba bánh hoặc xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự, trong trường hợp này pháp luật quy định bao gồm cả các loại xe cơ giới dùng cho người khuyết tật gây ra trên thực tế được xác định là 50.000.000 đồng/vụ tai nạn;
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do các phương tiện được xác định là xe ô tô hoặc máy kéo, các phương tiện được xác định là sẽ thi công hoặc xe máy nông nghiệp và lâm nghiệp, các loại xe được xác định là xe đặc chủng sử dụng vào mục đích an ninh và quốc phòng gây ra theo quy định hiện nay là 100.000.000 đồng/vụ tai nạn.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
– Hành động cố ý gây thiệt hại của lái xe hoặc chủ xe hoặc người bị thiệt hại trên thực tế sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường;
– Lái xe gây tai nạn xong cố ý bỏ chạy và không thực hiện trách nhiệm dân sự của lái xe theo quy định của pháp luật;
– Lái xe không có giấy phép lái xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc giấy phép lái xe không phù hợp với quy định của pháp luật, trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì cũng sẽ được coi là trường hợp lái xe đó không có giấy phép lái xe trên thực tế.
3. Thủ tục chi trả bảo hiểm tai nạn giao thông của doanh nghiệp bảo hiểm:
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ bồi thường theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm phối hợp với các đối tượng được xác định là chủ xe và chủ phương, người bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong vụ việc tai nạn giao thông đó để thu thập và tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập hồ sơ bồi thường theo quy định của pháp luật. Khi xảy ra tai nạn giao thông, chủ xe và chủ phương tiện phải có trách nhiệm trong việc cung cấp các tài liệu cần thiết trong hồ sơ bồi thường hoặc tạo điều kiện thuận lợi, thường xuyên phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm để tiến hành hoạt động thu thập các tài liệu chứng cứ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày xảy ra tai nạn giao thông, trừ trường hợp bất khả kháng nằm ngoài ý chí chủ quan của con người, các đối tượng được xác định là chủ phương tiện phải tiến hành hoạt động gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu văn bản nêu trên và hồ sơ yêu cầu bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu bồi thường phải có các loại giấy tờ cơ bản sau: Giấy tờ liên quan đến phương tiện như giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy phép lái xe của chủ phương tiện, giấy tờ tùy thân của chủ phương tiện, giấy chứng nhận bảo hiểm, tài liệu chứng minh thiệt hại trên thực tế (có thể là bản sao của các cơ sở ý tế hoặc của doanh nghiệp bảo hiểm …), giấy xuất viện của các cơ sở khám chữa bệnh, hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật, giấy chứng tử trong trường hợp nạn nhân tử vong, tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản như hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa tài sản bị thiệt hại, biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền … và một số giấy tờ liên quan khác.
Bước 3: Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm được xác định là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới, và không quá 30 ngày theo quy định của pháp luật trong trường hợp phải tiến hành hoạt động xác minh tính xác thực của hồ sơ. Trong trường hợp từ chối bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối bồi thường trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 22/2016/TT-BTC bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.