Đơn yêu cầu thi hành án được sử dụng khi có yêu cầu thi hành án dân sự đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật. Bài viết này sẽ cung cấp tới quý bạn đọc mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án mới nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2019, nội dung của đơn yêu cầu thi hành án dân sự bao gồm:
Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
– Tên và địa chỉ của người yêu cầu;
– Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi đương sự yêu cầu;
– Tên, địa chỉ của người được thi hành án và người phải thi hành án;
– Nội dung để yêu cầu thi hành án;
– Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
– Ngày, tháng, năm thực hiện làm đơn;
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; đối với trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
Ngoài hình thức làm Đơn yêu cầu thi hành án, người yêu cầu có thể yêu cầu thi hành án trực tiếp bằng lời nói. Khi đó, cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung nếu trên và có chữ ký của người lập biên bản. Biên bản này sẽ có giá trị như đơn yêu cầu. Dưới đây là mẫu đơn quý bạn đọc có thể tham khảo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN
Kính gửi: Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự (Nơi có thẩm quyền thi hành Bản án – được ghi cụ thể tại phần …… của Bản án)
Họ và tên người yêu cầu thi hành án (trường hợp ủy quyền phải có
Họ và tên người được thi hành án …..
địa chỉ: …..
Họ và tên người phải thi hành án …..
địa chỉ: …..
1. Nội dung yêu cầu thi hành án:
….
….
….
2. Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)
….
….
….
3. Các tài liệu kèm theo
– Bản án, Quyết định số ….ngày …tháng ….năm …. của …
– Tài liệu thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có).
– Tài liệu có liên quan khác …..
… ngày …. tháng …. năm 20…..
Người yêu cầu thi hành án
(Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ)
Hướng dẫn điền Đơn yêu cầu thi hành án:
– Thẩm quyền để giải quyết đơn yêu cầu thi hành án là Cục/Chi cục thi hành án dân sự (nơi Tòa ban hành bản án).
– Ghi tên, nơi cư trú của người yêu cầu thi hành án.
– Ghi rõ thông tin của người được thi hành án và người phải thi hành án.
– Trình bày ngắn gọn, súc tích, khoa học lý do yêu cầu thi hành án nhưng vẫn đảm bảo thể hiện rõ yêu cầu:
Ví dụ lý do yêu cầu: Việc thi hành bản án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, ngăn chặn được hành vi tấu tán tài sản, đảm bảo tính khách quan và công bằng,…
– Người làm Đơn yêu cầu thi hành án ký, ghi rõ họ tên ở cuối đơn.
– Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, bản án/quyết định của tòa án
2. Thi hành án dân sự là gì?
Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 và điểm a khoản 1 Điều 116
– Bản án và quyết định dân sự;
– Hình phạt tiền, truy thu tiền, tịch thu tài sản, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;
– Phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án;
– Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản;
– Quyết định để xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành;
– Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
Thời hiệu yêu cầu thi hành án được xác định là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định
3. Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án dân sự là gì?
Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2019, quyền và nghĩa vụ của người thi hành án dân sự được quy định như sau:
– Người được thi hành án có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu thực hiện việc thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định.
+ Được thông báo về thời gian thi hành án;
+ Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, phương thức, địa điểm, nội dung thi hành án;
+ Yêu cầu Tòa án xác định và phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
+ Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác trong việc xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
+ Không phải chịu các chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
+ Yêu cầu để thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
+ Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
+ Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
+ Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp xác định có cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
+ Khiếu nại và tố cáo về thi hành án.
– Người được thi hành án sẽ có các nghĩa vụ sau đây
+ Chấp hành nghiêm chỉnh đối với bản án, quyết định;
+ Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án và thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
+ Chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định.
4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4
– Trong thời hạn được xác định là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật: Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trong đó:
+ Đối với trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn được xác định là 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
+ Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn được xác định 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
– Trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu nêu trên thì đương sự sẽ có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thi hành án dân sự 2019;
– Luật Cạnh tranh 2018;
– Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự.
THAM KHẢO THÊM: