Trên thực tế, việc đất đai thuộc quy hoạch treo đã khiến cho người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng đất và tài sản trên đất. Khi đất nhà mình gặp phải tình trạng quy hoạch treo thì người dân phải làm đơn kiến nghị xin xoá quy hoạch treo. Vậy quy trình thủ tục xin xoá quy hoạch treo như thế nào? Và mẫu đơn xin xoá quy hoạch treo?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xoá quy hoạch treo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày…tháng… năm…
ĐƠN XIN XÓA QUY HOẠCH TREO
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)…
– Ông/Bà… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)…
Căn cứ…;
Căn cứ tình hình thực tế tại địa bàn xã/phường/thị trấn….
Tên tôi là:…Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…Do CA…Cấp ngày…./…/…
Địa chỉ thường trú:…
Nơi ở hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
Tôi là chủ sử dụng mảnh đất số… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…do Sở tài nguyên và môi trường…cấp ngày…./…./…
Ngày…/…/…, tôi có làm đơn
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và xác nhận lại một số thông tin về việc quy hoạch trên cho tôi.
Cụ thể là những thông tin sau:…Phần này có thể đưa ra các thông tin cần xác nhận)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi, tiến hành xác nhận thông tin về quy hoạch theo Quyết định/… Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Các loại quy hoạch:
Tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Như vậy, có thể hiểu quy hoạch chính là việc nhà nước thực hiện phân bổ, sắp xếp các hoạt động hoặc các yếu tố về sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn, đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Việt Nam với một mục đích nhất định trong một thời thời hạn trung hạn hoặc dài hạn để cụ thể hoá những chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên lãnh thổ theo khoảng thời gian và là cơ sở để lập ra các kế hoạch phát triển.
Quy hoạch thường sẽ được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xây dựng nên dựa trên các chiến lược phát triển của một vùng lãnh thổ hay của một ngành, một lĩnh vực nào đó theo thời gian và đó chính là cơ sở để xây dựng lên các kế hoạch phát triển ngắn hạn và trung hạn.
Việc xây dựng lên quy hoạch thì phải nghiên cứu, xem xét dựa trên những ý đồ chiến lược rõ ràng hay sự tính toán khoa học, hợp lý về những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Do vậy, chất lượng của quy hoạch phụ thuộc phần lớn vào tầm nhìn chiến lược của các cấp và những người có thẩm quyền, dựa vào công tác điều tra cơ bản và khả năng dự báo về tình hình xu hướng phát triển trong tương lai.
Tùy thuộc vào các loại quy hoạch hoặc tuỳ vào các nội dung sử dụng đất mà nhà nước có thể chia thành các loại quy hoạch khác nhau liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đất đai, cụ thể có những loại quy hoạch sau:
– Quy hoạch về sử dụng đất;
– Quy hoạch về phát triển kinh tế – xã hội;
– Quy hoạch chung về xây dựng đô thị;
– Quy hoạch chi tiết về xây dựng đô thị;
– Quy hoạch về giao thông và thủy lợi;
– Quy hoạch về dân cư nông thôn;
– Quy hoạch theo các ngành như: thể thao, thương mại, du lịch, QPAN, công nghiệp,…
3. Quy hoạch treo được hiểu như thế nào?
Quy hoạch treo chính là tình trạng diện tích đất đã được những cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và ghi trong kế hoạch sử dụng đất với một hoặc nhiều mục đích khác nhau, đồng thời đã có công bố sẽ thu hồi để thực hiện kế hoạch nhưng vẫn chưa được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch.
Khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai 2013 quy định:
– Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
– Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định.
Như vậy, có nghĩa là quy hoạch treo chính là sau khoảng thời 03 năm kể từ khi cơ quan chức năng có thẩm quyền công bố quy hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng lại chưa thực hiện sử dụng và cũng không có bất kỳ một công bố nào của cơ quan nhà nước về điều chỉnh, hủy bỏ hay thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất đối với những phần đất thuộc quy hoạch.
4. Thủ tục kiến nghị xoá quy hoạch treo:
Khi đất đai hoặc các công trình trên đất “dính phải” quy hoạch treo thì đối với chủ đất sẽ gặp rất nhiều bất cập ví dụ như họ sẽ không được xây nhà, không cải tạo lại được nhà,… nếu không có sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền. Chính vì thế, nếu người dân gặp phải tình trạng đất của nhà mình dính quy hoạch treo thì hoàn toàn có quyền làm đơn kiến nghị gửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xin xoá quy hoạch treo.
Để có thể xin được xóa quy hoạch treo, người dân là chủ đất có đất bị quy hoạch treo cần phải nộp đơn kiến nghị xin xoá quy hoạch treo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà trước đây đã phê duyệt quy hoạch đó nhằm mục đích yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ quy hoạch treo hoặc có các phương án giải quyết hợp lý khác với đất quy hoạch treo này. Thẩm quyền ra quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm những cơ quan chức năng sau:
– Quốc hội ra quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
– Chính phủ có quyền phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quốc phòng; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trình lên Hội đồng nhân dân cùng cấp để thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi tiến hành trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình lên Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để thông qua các danh mục dự án cần phải thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai trước khi tiến hành phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
Trong trường hợp sau khi người dân khiếu nại mà không có sự thay đổi, điều chỉnh, xét duyệt từ phía cơ quan có thẩm quyền thì người sử dụng đất sẽ không bị hạn chế quyền theo quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai năm 2013:
“2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ pháp lý: Luật Đất đai 2013