Việc xóa án tích đóng vai trò quan trọng đối với người phạm tội. Nếu người bị kết án được xóa án tích thì xem như người đó chưa từng bị kết án. Vậy mẫu đơn xóa án tích được sử dụng khi nào? Trường hợp nào phải viết đơn xin xóa án tích? Cách viết đơn để xin xóa án tích như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xóa án tích:
Tải về đơn xin xóa án tích
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….. , ngày…… tháng…… năm…
Kính gửi: SƠ TƯ PHÁP TỈNH/THÀNH PHỐ …….
Tên tôi là: …….. Sinh năm: …
Địa chỉ thường trú: …
Địa chỉ tạm trú (nếu có): …
Tôi là bị cáo trong vụ án hình sự …, đã được
Đến ngày …. tôi đã chấp hành xong các quyết định của bản án.
Tôi đề nghị Sở tư pháp tỉnh/thành phố ……. xem xét xóa án tích cho tôi.
Kèm theo đơn xin xóa án tích là các tài liệu, giấy tờ sau:
……
Nhận xét của chính quyền xã, phường, Người làm đơn
thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người (Ký, ghi rõ họ tên)
làm đơn cư trú hoặc làm việc
2. Khi nào được xóa án tích?
Có 3 trường hợp được xóa án tích đó là đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.
2.1. Đương nhiên được xóa án tích:
+ Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định của Bộ luật hình sự.
Cụ thể các điều kiện như sau:
+ Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
– 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo.
– 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm.
– 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm.
– 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Nếu trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
+ Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định trên.
2.2. Xóa án tích theo quy định của Tòa án:
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định, cụ thể như sau:
+ Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.
+ Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
– 03 năm trong trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm;
– 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
– 07 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
+ Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định trên.
2.3. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt:
+ Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định theo luật định thì sẽ được xóa án tích.
3. Cách viết đơn xin xóa án tích:
+ Kính gửi: Ghi tên Sở tư pháp.
+ Thông tin của người xin xóa án tích
Ghi đầy đủ họ và tên, năm sinh, địa chỉ của người xin xóa án tích.
+ Thông tin về bản án có hiệu lực pháp luật đã xét xử
Ví dụ: “Tôi là bị cáo trong vụ án hình sự sơ thẩm (hoặc phúc thẩm) đã được Tòa án nhân dân Tp.HCM (hoặc Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh) xét xử tại bản án số …ngày …về tội “Trộm cắp tài sản” với mức hình phạt …. năm tù.”
+ Trường hợp người xin xóa án tích nộp kèm các tài liệu, giấy tờ thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, giấy tờ kèm theo đơn xin xóa án tích, ví dụ:
1. Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù.
2. Giấy xác nhận của Cục Thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt.
3. Đơn xin xác nhận không phạm tội mới.
4. Bản sao hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân.
+ Chữ ký và họ tên của người xin xóa án tích:
Người xin xóa án tích phải ký tên và ghi rõ họ và tên của mình.
4. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Nguồn thông tin lý lịch tư pháp là nguồn thông tin được quy định rõ trong Luật lý lịch tư pháp 2009. Theo đó các nguồn chủ yếu và cơ bản là các bản án, các quyết định từ cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa ra. Theo đó nguồn thông tin lý lịch bao gồm:
Điều 15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích
“Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn sau đây:
1. Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm;
2. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;
3. Quyết định thi hành án hình sự;
4. Quyết định miễn chấp hành hình phạt;
5. Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;
6. Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
7. Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
8. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;
9. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản
10. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung;
11. Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình;
12. Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;
13. Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá;
14. Quyết định xóa án tích;
15. Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích;
16. Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
17. Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam; quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
18. Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.”
Lý lịch tư pháp là một trong những nguồn thông tin để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị… xem xét, đánh giá tư cách đạo đức của cá nhân (chứng minh cá nhân có hay không có tiền án). Chính vì thế khi xem xét các nguồn thông tin lý lịch tư pháp cơ quan có thẩm quyền phải có sự xem xét chính xác và cụ thể .